Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

NGŨ DỤC VÀ DIỆT TRỪ NGŨ DỤC

Ngũ dục là 5 sự ham muốn của một chúng sinh, thích được thỏa mãn đầy đủ năm trần cảnh nên ngũ trần.
cũng gọi là 
1- Tài dụcHam muốn tiền bạc của cải, vàng ngọc, tài sản vật chất.
2- Sắc dục: đắm say đam mê sắc đẹp mỹ miều.
3- Danh dụcTham muốn địa vịquyền cao chức trọng, danh thơm tiếng tốt.
4- Thực dụcTham muốn ăn uống cao lương mỹ vị ngon nhiều.
5- Thùy dụcTham muốn ngủ nghỉ nhiều

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2019

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2019

THIỀN SƯ PA-AUK, THẬT & GIẢ. (Pháp Quang)

Nói đến “Pa-Auk” thì hầu hết người học Phật hệ phái ‘Theravada', nhất là những người ái mộ về thiền đều biết khá rõ. Dòng thiền “Pa-Auk” hay nói cách khác là phương pháp thiền theo Bộ Chú Giải 'Visuddhi Magga (Thanh Tịnh Đạo)' do ngài Pa-Auk Sayadaw, Tôn Giả Āciṇṇa, chủ trương phát triển nhằm giữ gìn đầy đủ hệ thống pháp hành được xem là “độc nhất” hiện nay theo đúng với Tam Tạng Pali.
Từ năm 2008 cho đến nay, hơn 11 năm du nhập vào Việt Nam, dòng thiền này đã trở nên chói sáng, nổi tiếng và ngày càng được nhiều người Việt biết đến và tu học.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là:
"Cho đến nay, liệu có vị tu sĩ Việt nào, tỳ khưu hoặc tu nữ, đã hoàn tất khóa học tại Pa-Auk? Hoặc chính thức được thiền viện Pa-Auk công nhận là thiền sư, để có thể giảng dạy dòng thiền này tại Việt Nam ?”

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

Thấy và Biết - bài từ Facebook "Một Đóa Tường Vi"

Thấy và Biết
Chỉ còn vài ngày nữa thôi tôi sẽ về lại quê hương, tạm biệt trường thiền Pa Auk. Cảm ơn nơi này đã cho tôi trải nghiệm rất nhiều điều, gặp rất nhiều người và học được nhiều bài học quý giá. Ở đây tôi gặp sư P.T người chuyên phiên dịch trong các buổi giảng cho người Việt Nam, sư là người có chất giọng rất đặc biệt giống như những người làm trong đài truyền hình Vn.
Sư P. T xuất gia lúc đang học đại học Bách Khoa Hà Nội năm thứ 2. Sư sang Myanmar xuất gia với trưởng lão Thiền sư Pa Auk , 6 năm sư lần lượt ở trong các rừng thiền của Srilanka, Myanmar và Malaysia kết thúc 6 năm “tìm đạo “ sư mới về thăm nhà lần đầu tiên. Hiện nay sư ở cố định tại trường thiền Pa Auk nỗ lực tu tập Thiền định, và dịch sách của các Thiền sư.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2019

Sách HỎI ĐÁP PHẬT PHÁP CĂN BẢN (Sư Thanh Minh)

Xin được giới thiệu tiếp cuốn HỎI ĐÁP PHẬT PHÁP CĂN BẢN do sư Thanh Minh biên soạn từ những bài giảng của Sư vào các tối thứ bảy hàng tuần tại chùa Phúc Minh (Minh Quang, Vũ Thư, Thái Bình). Vì là kiến thức căn bản nên sách tập trung  vào phần cốt lõi là TỨ THÁNH ĐẾ và hai bài kinh thuộc số quan trọng nhất: kinh Chuyển Pháp Luân và kinh Vô ngã tướng. 
Cũng như cuốn HỎI ĐÁP PHÁP DUYÊN SINH, các câu hỏi đáp trong cuốn PHẬT PHÁP CĂN BẢN cũng rất cô đọng và tập trung nội dung chính yếu. Cảm nghĩ cuốn sách không chỉ thiết thực có ích cho Phật tử mới mà cả đối với người đã tu tập lâu năm cũng rất có ích khi được hệ thống lại kiến thức một cách bài bản.

Suy nghĩ về nguyên lý tu tập và sự hoạt động của Phật giáo trong hiện tại (Thầy Tâm Hạnh)


Nhân một lần hỏi Pháp, Thầy Tâm Hạnh có gửi cho bài viết này. Sau khi đọc thấy bài viết thật thiết thực trong bối cảnh Phật Giáo Việt Nam hiện nay. Xin được chia sẻ với mọi người: 

Thứ Năm, 10 tháng 10, 2019

Sách HỎI ĐÁP PHÁP DUYÊN SINH (Sư Thanh Minh)


Ngày 29/9/2019, bốn anh em của nhóm Fb Phật Giáo và Cuộc sống có về thăm chùa Phúc Minh, không chỉ được gặp sư Thanh Minh và tranh thủ thực hành 2 thời thiền tại Thiền đường của chùa mà khi ra về lại được Sư tặng mỗi người 3 cuốn sách được Sư biên soạn  từ những bài giảng của Sư vào các tối thứ bảy hàng tuần tại chủa Phúc Minh. Sách được biên soạn cô đọng giáo lý của Đức Phật  theo phương pháp Hỏi - Đáp nên rất dễ hiểu và nhớ lâu.
Xin được giới thiệu với mọi người cuốn HỎI ĐÁP PHÁP DUYÊN SINH. Sách rất ngắn gọn, chỉ 148 trang A5 rất thuận lợi cho người mới hoặc không có thời gian đọc những cuốn nghiên cứu sâu về Pháp Duyên Sinh. Các câu hỏi và trả lời đều được chọn lọc để người đọc nắm được cốt lõi của Pháp Duyên sinh, một nội dung quan trọng để hiểu được Nguyên nhân của Khổ (Tập đế)

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

Một địa chỉ tu tập Thiền Theravada nghiêm mật


Phật Giáo nguyên thủy đã hiện diện ở Việt Nam gần nửa thế kỷ nhưng do nhiều nguyên nhân mà mức độ phổ cập còn rất hạn chế, đặc biệt là ở miền Bắc, số chùa nguyên thủy hình như chưa vượt qua con số đếm trên 1 bàn tay. Một trong số đó là chùa Phúc Minh (thôn La Nguyễn, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, Thái Bình) do Đại đức Thanh Minh trụ trì.

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2019

Chùa Phúc Minh (Minh Quang, Vũ Thư, Thái Bình) - ngôi chùa Theravada đầu tiên tại Thái Bình

Địa chỉ: Thôn La Nguyễn, xã Minh Quang, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 
Trụ trì: ĐĐ Thanh Minh
Hiện tại, chùa Phúc Minh là ngôi chùa đầu tiên duy nhất theo hệ phái Theravāda tại Thái Bình. Đây là ngôi chùa làng có từ rất lâu đời được tôn thờ theo tín ngưỡng dân gian. Không ai nhớ chính xác được chùa thành lập vào năm nào, chỉ ước tính khoảng 400 năm về trước. Trong các bức hoành tại chùa có ghi lại vào thời vua Thành Thái năm thứ 11, chùa được trùng tu. Tính theo thời gian dương lịch là vào khoảng năm 1899.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2019

LINH HỒN CÓ THUỘC NGŨ UẨN KHÔNG ?

Đã là Phật tử, ai mà không biết đến khái niệm về tái sinh, sinh diệt và luân hồi … Chỉ 1 thời pháp mà hiểu ra nhiều điều còn lờ mờ lẫn lộn giữa tục đế với chân đế, giữa cách hiểu trong Phật Giáo và văn hóa dân gian truyền thống. Ngay trong Phật Giáo cũng có điểm khác nhau giữ các bộ phái hay Nam, Bắc truyền 

Phần cuối bài pháp có nội dung rất hay về quan điểm và cách tu tập để được giải thoát. 

Mời nghe bài pháp LINH HỒN CÓ THUỘC NGŨ UẨN KHÔNG 


Cùng chủ đề này nên xem thêm:

Linh Hồn là gì? - Thầy Tâm Hạnh || Lớp Tu Học 08.13.2017


HẠNH PHÚC CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ (Thầy Tâm Hạnh)

    
Sinh ra và lớn lên trong thế gian này, chúng ta đã mang theo mình những hành động từ quá khứ để nhận lấy những kết quả trong đời sống hiện tại, rồi mất đi và tiếp tục thu thập hành trang cho đời sống vị lai. Suốt quá trình mà chúng ta đã và đang nhận lấy rồi mất đi những gì từ nội thân hay ngoại cảnh đó được gọi là đời sống, kiếp sống, kiếp người v.v..

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

Điểm khác biệt của trí tuệ (panna) giữa Bắc truyền và Nam truyền

Trong cuốn "Hợp tuyển những lời dạy từ kinh tạng Pali" (tác giả Bhikkhu Bodhi), tại phần giới thiệu của mục IX-Chiếu sáng tuệ quang, có đoạn nêu khái quát sự khác biệt của trí tuệ (panna) giữa Bắc truyền (Văn hóa Phật Giáo hiện đại) và Nam truyền (giaó lý dựa trên các bộ kinh Nikaya Pali). Vì nhiều năm trước đã có những phân vân về hai trường phái Phật Giáo Bắc và Nam truyền nên xin được trích  đoạn này hầu giúp ai đó còn chưa phân biệt rõ chọn lại cho mình  con đường tu tập cho đúng lời Đức Phật dạy.

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2019

5 CÁCH DIỆT TRỪ VỌNG TƯỞNG

Trong cuộc sống, người Phật tử khi y cứ tướng nào, tác ý tướng nào mà từ tướng đó trong  tâm khởi nên các ý tưởng bất thiện liên hệ đến Tham, sân, si thì phải làm thế nào để diệt trừ được tâm bất thiện đó. 
  Trong bài kinh số 20 "Kinh An trú Tầm" trong Trung bộ kinh tập I, Đức Phật có dạy 5 cách diệt trừ vọng tưởng.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Các bài hướng dẫn hành THIỀN của sư Tâm Hạnh

Không có điều kiện đi tu tập hành THiền tập trung, tôi đành sử dụng  cách nghe hướng dẫn qua Youtube. Qua nhiều bài hướng dẫn của các thiền sư, cho đến nay tôi thấy tâm đắc với các bài hướng dẫn của sư Tâm Hạnh. Không chỉ toát được giá trị: Đạo Phật là ĐẠO THIỀN  và Hành thiền không  cao xa, bí hiểm mà chính là một nếp sống lành mạnh trong thực tiễn cuộc sống của mỗi người, không phân biệt dân tộc, giàu nghèo, căn cơ, trình độ ...

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

Pháp thoại PHẬT GIÁO NAM TRUYỀN (28 bài)

Hòa thượng Tâm Hạnh,  nguyên là Giáo Thọ Sư của các trường Phật Học Trung Đẳng & Cao Đẳng và Viện Đại Học Vạn Hạnh tại VN, hiện đang Trụ Trì Tu Viện Đạo Tâm (Mỹ). Năm 2016 và 2017, Hòa thượng đã có loại 20 buổi pháp thoại giảng về Phật Giáo Nam truyền tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc (Mỹ). Với phương pháp giảng hiện đại, có hệ thống và nhiều ví dụ gắn với thực tiễn, các pháp thoại của Hòa thượng rất dễ hiểu và giúp các học viên nắm được khối lượng kiến thức nền tảng làm cơ sở cho tu tập của người cư sỹ.  

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

Một cách tiếp cận hệ thống và tổng thể về Giáo pháp của Đức Phật

Ai đã có chút duyên với Phật pháp hẳn đều muốn tiếp cận nhiều và nhanh nhất có thể với giáo pháp của Đức Phật. Vậy là chúng ta (những người sơ cơ) xông vào đọc hết bài kinh này đến bài kinh khác, từ Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng, Tăng chi, Tiểu bộ rồi thì Luật và cả Luận (Vi diệu pháp) nữa. Một rừng cây nhiệt đới mà có đọc hết đời chắc cũng chỉ như nhặt được vài nắm lá. Và quan trọng là không thể có thời gian bơi đọc kinh sách mới chỉ là 1 phần của Văn, ngoài Văn thì còn Tư và Tu nữa. Vậy thì phải làm thế nào?
Thật may, ngài Tỳ kheo Bodhi đã biết đến khó khăn của ngời học Phật và giúp chúng ta có thể nhanh chogs có được kiến thức hệ thống và tổng hợp bằng cuốn sách HỢP TUYỂN LỜI PHẬT DẠY TỪ KINH TẠNG PALI 

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2019

Thầy Tâm Hạnh Giảng – Chánh Kiến Trong Đời Sống – 01.27.2019

Một giá trị quan trọng của Phật pháp là ứng dụng trong cuộc sống của mỗi người, trong mọi hoàn cảnh, không gian, thời gian. Chịu khó dành chút thời gian nghe để biết cái thấy của mình là chánh hay tà

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2019

SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC PHƯƠNG PHÁP THIỀN

+ Phương Pháp MAHASI
+ Phương Pháp MOGOK
+ Phương Pháp GEON KA
+ Phương Pháp PA AUK
Việc theo dõi ghi nhận 4 oai nghi (đi đứnh nằm ngồi) trong mọi hành động, mọi nơi, mọi lúc nhất cử nhất động như vậy gọi là satipaṭṭhāna - Niệm Xứ.

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

TÂY DU 03: Tại sao Tôn Ngộ Không tu tập thành tài mà lại bị Thầy dạy đuổi đi.

Hồi thứ hai, sau khi thể hiện quyết tâm tu tập để vượt được quy luật Vô thường, Tôn Ngộ Không được Thầy truyền cho phép sông lâu màu nhiệm (việc truyền phép này có điểm hao hao tích Ngũ tổ Hoàng Nhẫn truyền tâm pháp cho Lục tổ Huệ Năng trong Thiền tồng Trung Hoa). Với căn cơ và bản tính thông minh, Tôn Ngộ Không đã lĩnh hội và thực hành  phép "cứ khoảng thời gian từ sau giờ Ngọ đến trước giờ Tý, tự mình điều hòa hơi thở" (chắc là phép Thiền định với đối tượng là hơi thờ chăng)

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

Tụng bài Kinh HẠNH PHÚC (MAṄGALA SUTTA) như thế nào?

Một trong những bài kinh được đưa vào loại nhật tụng của người cư sĩ Thethevada là HẠNH PHÚC KINH (MAṄGALA SUTTA). Xin được chia sẻ một số kinh nghiệm của cá nhân: 
1- Nên học thuộc, hiểu đầy đủ ý nghĩa từng điều trong 38 điều Phật dạy đẻ khi tụng đọc đến đâu hình dung ngay nội dung đến đó 
2- Nếu tụng đọc bằng tiếng Pali thì quá tốt nhưng với người đã có tuổi,việc phảihọc thuộc lòng băng tiếng Pali sẽ rất khó khăn và càng khó khi vừa đọc lại vừa quan chiếu ý nghĩa tưngf điều sang nghĩa Việt

GIÁC NGỘ LÀGÌ? (BS Phạm Doãn)


I. Giác ngộ của các tôn giáo Abrahamic (Do Thái, Thiên Chúa, Hồi giáo)  II. Giác ngộ của Ấn Giáo (gồm nhiều tông phái phát triển từ triết học Vệ Đà)    III. Giác ngộ của Đạo Phật phát triển  IV. Giác ngộ theo quan điểm của một số các đạo sư đương thời    V. Một số các quan điểm phổ thông hiện nay về giác ngộ    VI. Giác ngộ theo giáo pháp của Đức Phật Gautama

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

Đạo Lộ Tu Tập của Phật Giáo Theravada (BS Phạm Doãn)

 Đạo Phật nguyên thủy là Đạo Phật được dạy bởi Đức Phật Gautama và giáo pháp của ngài hiện vẫn còn được lưu giữ lại trong tam tạng kinh điển hệ Pali (Nikaya). Dù rằng trong thực tế đa số người tìm đến Đạo Phật chỉ như một nhu cầu tín ngưỡng, vẫn có một số ít cá thể thực sự tìm đến với Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát. Trong trường hợp này, người tìm đến Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát rất cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa Đạo Phật “nguyên thủy” và các Đạo Phật không phải là “nguyên thủy”,

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

Vài đặc điểm quan trọng của Đức Phật

Người Việt Nam, phải đến 90% tự nhận là theo Đạo Phật nhưng 90% trong số đó nghĩ đơn giản theo Đạo Phật là làm thiện, tránh ác rồi tháng 1, 2 lần đến chùa lễ lạt mà chẳng mấy ai thấy cần phải đọc, phải học thì mới thành Phật tử được. Bởi vậy mà ngay cách hiểu về Đức Phật cũng nhiều sai lạc thậm chí biến Đức Phật thành vị thần linh có thể biến hóa, thưởng phạt .... Trong  tu tập Phật pháp, đức Tín đứng đầu tiên trong Ngũ căn Ngũ lực. Hiểu không đúng đắn về Đức Phật thì làm sao có đức Tín đúng đắn đối với Giáo pháp mà tu tập.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

HẮC -BẠCH phân minh

Có 1 cuốn sách rất bổ ích cho người tu tập Phật đạo, đó là cuốn ĐOẠN TRỪ CÁC LẬU  HOẶC của Ngài Acharya Buddharakkhita (Tỳ khưu Pháp Thông dịch)  đã giải thích và hướng dẫn chi tiết cách tu tập theo lời Đức Phật dạy trong bài kinh TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC (thuộcTrung bộ kinh).  Xin được trích mục 1.4 nói về cách nhận biét, phân biệt ác phapcs và thiện pháp (HẮC BẠCH PHÂN MINH)  của cuốn sách nói trên.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

Tóm tắt bài giảng về phương pháp niệm hơi thở của ngài Pa Auk


Bốn bài giảng Về Niệm Hơi Thở Của Ngài Pa-Auk Tại Khóa Thiền Florida Tháng 4/2006 khádài và chung với nội dung pháp học nên hơi khó thuộc. Để thuận lợi trong khi thực hành tu tập cho người mới, xin được tóm tắt gọn lại. Tuy nhiên, Người tu tập vẫn cần thường xuyên  xem kỹ đầy đ tất cả 4 bài này để chiêm nghiệm và thực hành đúng hướng dẫn chi tiết của Ngài, kèm theo cả những nội dung khác nữa về Pháp học. Có thể tải về theo địa chỉ  ở cuối bài viết. 

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

Cư sỹ Thiều Chửu, một tấm gương chấn hưng Phật Giáo thời Pháp thuộc


"Thiều chửu nghĩa là chổi quét bụi" mà bụi đây là bụi, những uế tạp của Phật Giáo thời đó (chắc độ úe tạp không thể  sánh được như thời nay mà điển hình là sự kiện chùa Ba Vàng vừa qua)
Nhân thực trạng đáng suy nghĩ của Phật Giáo hiện nay, lại nhớ đến thời kỳ "Chấn hưng Phật Giáo" thời trước CM tháng 8 và Cư sỹ Thiêu Chửu, 1 nhân vật, có  những đóng góp đặc biệt cho lịch sử nói chung và phòng trào chấn hưng Phật Giáo thời đó. Chắc khá nhiều Phật tử Việt Nam không biết đến Ngài. 
Xin phép được lược trích một chút tư liệu có trên mạng

Đức Phật dạy Rahula (La Hầu La) giữ Thân Khẩu Ý trong sạch và tướng Vô ngã


Thật rất khó tưởng tượng một cậu bé có thể sống đời cao thượng theo bậc xuất gia. Nhưng Sa-di Rahula (La Hầu La) vừa thông minh vừa đặc biệt biết vâng lời và tôn trọng giới luật lại rất chuyên cần tu học. Kinh sách ghi rằng, mỗi sáng Sa di dậy thật sớm, ra ngoài bốc lên tay một nắm cát, tung ra và nguyện: "Mong rằng ngày hôm nay ta học được nhiều như bao nhiêu cát đây!"

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

Phật Giáo là gì? Có phải là Triết học, Tôn giáo hay Luân lý không"


Người học Phật phải lấy NGŨ CĂN làm thành NGŨ LỰC (Tín - Tấn - Niệm - Định - Tuệ) để làm nền tảng cho tu tập. TÍN đứng đầu tiên nên việc có lòng TIN vào Đức Phật và Giáo pháp của Đức Phật cũng cần được xác tín đầu tiên. Vậy cũng nên đọc những bài về Đức Phật để tăng và duy trì đức TÍN. Xin trích một số phần trong sách Đức Phật và Phật pháp để tiện cho người chưa có thời gian đọc sách này. 

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

Du Hành Với NGHIỆP (Kamma) Là Tấm Vé

Nhân đọc cuốn sách LUẬN GIẢI VỀ NGHIỆP (tác giả Sayadaw Dr. Nandamalabhivamsa, người dịch Pháp Triều, NXB Tôn Giáo 2018) thấy rất bổ ích cho người học Phật, nhất là trong bối cảnh bị hoang mang  trước sự kiện chùaBa Vàng gần đây. Xin được  trích Chương mười "Du Hành Với NGHIỆP (Kamma) Là Tấm Vé" để mọi người xem trước. Nếu thấy cần có thể thỉnh sách qua Facebook của đạo hữu  Pháp Triều (người dịch sách)  hoặc tải file PDF TẠI ĐÂY

Đức Phật - Ngài là ai và có tính cách gì?











Người học Phật phải lấy NGŨ CĂN làm thành NGŨ LỰC (Tín - Tấn - Niệm - Định - Tuệ) để làm nền tảng cho tu tập. TÍN đứng đầu tiên nên việc có lòng TIN vào Đức Phật và Giáo pháp của Đức Phật cũng cần được xác tín đầu tiên. Vậy cũng nên đọc những bài về Đức Phật để tăng và duy trì đức TÍN. Xin trích một số phần trong sách Đức Phật và Phật pháp để tiện cho người chưa có thời gian đọc sách này.
"Các Đấng Như Lai chỉ là những vị thầy"-- Kinh Pháp Cú

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019

Đức Phật: Chiến Đấu Để thành đạt Đạo Quả


Người học Phật phải lấy NGŨ CĂN làm thành NGŨ LỰC (Tín - Tấn - Niệm - Định - Tuệ) để làm nền tảng cho tu tập. TÍN đứng đầu tiên nên việc có lòng TIN vào Đức Phật và Giáo pháp của Đức Phật cũng cần được xác tín đầu tiên. Vậy cũng nên đọc những bài về Đức Phật để tăng và duy trì đức TÍN. Xin trích một số phần trong sách Đức Phật và Phật pháp để tiện cho người chưa có thời gian đọc sách này.
Chương này có các mục: Cuộc Chiến Đấu; Thay Đổi Phương Pháp: Tuyệt Thực; Ma Vương Ác Tâm Cám DỗCon Đường "Trung Đạo"Bình Minh Của Chân Lý.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Đức Phật - Từ Đản Sanh đến Xuất Gia


Người học Phật phải lấy NGŨ CĂN làm thành NGŨ LỰC (Tín - Tấn - Niệm - Định - Tuệ) để làm nền tảng cho cả quá trình tu tập. TÍN đứng đầu tiên nên việc có lòng TIN vào Đức Phật và Giáo pháp của Đức Phật cũng cần được xác tín đầu tiên. Vậy cũng nên đọc những bài về Đức Phật để tăng và duy trì đức TÍN. Xin trích một số phần trong sách Đức Phật và Phật pháp để tiện cho người chưa có thời gian đọc sách này.
"Một Chúng Sanh duy nhất, một Con Người phi thường, xuất hiện trong thế gian này, vì lợi ích cho phần đông, vì hạnh phúc của phần đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc của chư Thiên và nhân loại." -- Kinh Tăng chi bộ

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

33 nhận xét về Kinh Chuyển pháp luân

Đa số người học, tu tập Phật học đều biết đến bài kinh CHUYỂN PHÁP LUÂN, bài pháp đầu tiên Đức Phật thuyết ngay sau khi thành Đạo. Tuy chỉ có 5 anh em Kiều Trần Như nghe nhưng nội dung bài Kinh có ý nghĩa cự kỳ quan trọng, không phải vì là lần đầu tiên mà ở giá trị nội dung. Người bình thường sẽ không thể biết hết những giá trị của bài Kinh nhưng thật may, Ngài Narada khi viết cuốn ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP đã dành riêng cho bài KInh này 1 mục riêng và có 33 nhận xét giúp  chúng ta.

Tản mạn TÂY DU 02: Quá trình tìm Thầy học Đạo của Hầu vương

Bài TẢN MẠN TÂY DU trước chỉ ra vai trò quan trọng của việc nhận thức ra quy luật VÔ THƯỜNG để có thể kiên định con đường tu tập. Nếu Hầu vương mải mê đắm say vào hưởng dục lạc ngũ trần của một vị vua, không cảm nhận thấy cuộc đời là VÔ THƯỜNG hoặc tuy thấy và  sợ giặc VÔ THƯỜNG  nhưng vẫn  dễ duôi, không chịu tìm cách để giải thoát, quyết không ỉ lại vào con cháu, mà  một mình  lặn lội ra đi để tìm THầy học Đạo thì hẳn chúng ta không được xem tiếp câu chuyện hấp dẫn và bổ ích này.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Tản mạn TÂY DU: Nguyên nhân gì mà Mỹ Hầu vương bỏ Hoa quả sơn đi học đạo

LÝ DO: Thời trẻ rất thích truyện TÂY DU KÝ với các nhân vật thần tiên ma quái, Phật, Bồ-tát. Lớn vẫn thích với những liên hệ giữa truyện hư cấu với đời thực. Khi học được ít giáo lý Đạo Phật thì thấy sai sai, nhất là đọc bài viết của một số bậc cao học về Phật pháp, phê phán nặng nề Ngô Thừa Ân, coi tác phẩm Tây Du Ký là phỉ báng Đạo Phật.
Rồi khi hiểu thêm Phật pháp chút nữa thì lại thấy Tây Du Ký chính là truyện về tu tập Phật đạo rất bổ ích, dù là Phật Giáo Đại thừa nhưng nếu về bản chất thì cũng chung nguồn cội với Phật Giáo Nguyên thủy. Truyện TÂY DU KÝ có chen lẫn, pha tạp một số nội dung Nho, Đạo giáo nhưng đây là tiểu thuyết và  Tác giả sáng tác trong thời của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên thịnh hành.

Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

Giải oan cho Ngài Đường Tăng

Từ khi tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân (khoảng 1500 – 1580) ra đời đến nay đã gây ra nhiều sự hiểu lầm đối với nhiều người về ngài Huyền Trang – bậc cao Tăng lỗi lạc đời nhà Đường - mà người ta thường hay gọi là Đường Tăng hay Đường Tam Tạng, nhất là trong những năm gần đây có nhiều phim ảnh mang nội dung của cuốn tiểu thuyết này được trình chiếu khắp nơi càng làm cho người ta hiểu lầm ngài, … 

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

ĐỀ PHÒNG KHẢ NĂNG TỰ SUY THOÁI CỦA ĐẠO PHẬT

Bài viết của tác giả Trần Văn Chánh từ 2011.
Sau 8 năm, sự suy thoái đã nặng nề, không thể  PHÒNG BỆNH được nữa mà phải là CẤP CỨU HỒI SỨC.
Vấn đề là ai cấp cứu hồi sức đây?. Chắc không phải trông mong vào chính kẻ đã gây ra bệnh rồi.

Bốn giai đoạn phát triển của đạo Phật (Lê Sỹ Minh Tùng)

Phật giáo tồn tại cho đến ngày nay đã trải qua trên 2500 năm thăng trầm trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại. Dựa theo sự thay đổi và biến dạng, Phật giáo có thể được chia làm bốn thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là giai đoạn của Phật giáo Nguyên thủy. Thời kỳ thứ nhì là sự phân chia thành Phật giáo bộ phái. Thời kỳ thứ ba là Phật giáo Đại thừa. Thời kỳ thứ tư là sự phát triển của Thiền tông và Mật tông. Và sau đó Phật giáo tuy có thay đổi tùy theo hoàn cảnh địa phương và bối cảnh xã hội, nhưng sự thay đổi đó gần như không gì đáng quan trọng.

Kiến trúc ngôi chùa Việt Nam ngày nay

 Ngôi chùa là nơi thờ chư Phật; là nơi tu học, ăn ở của chư Tăng, Ni; là nơi lễ bái, vui hội của tín đồ và du khách gần xa. Xây dựng ngôi chùa là công đức của thập phương bá tánh. Ngôi chùa mang dấu ấn văn hóa của từng thời, từng miền. Ngôi chùa Việt còn tiếp thu những nét kiến trúc đặc sắc ở nhiều nước trên thế giới.
Dù được xây dựng theo kiểu nào, được thờ một tượng Phật hay nhiều tượng chư Phật, Bồ tát, Hộ Pháp, La hán … ngôi chùa Việt Nam từ xa xưa đến ngày nay là nơi chứa đựng nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đất nước, là nơi phản ánh nhiều mặt của tâm thức Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Ngôi chùa Việt Nam là ngôi nhà văn hóa từ bi hỷ xả của nguời Việt Nam. 

Pháp tác thành SA MÔN

Dù không xuất gia nhưng người Cư sĩ cũng nên hướng theo các vị Sa môn để biết cần tu tập những gì
cho phù hợp và tinh tấn thực hành
Trong bài kinh ĐẠI KINH XÓM NGỰA (số 39 trong Trung bộ kinh), Đức Phật đã giảng rõ các pháp thực hành hạnh Sa môn.
Thật giản dị, chặng đầu là GIỚI và pháp đầu tiên là phải biết và tu tập để có TÀM (biết xấu hổ với việc bất thiện của mình) và QUÝ (biết ghê sợ hậu quả của việc bất thiện)

AJANTA MỘT DI TÍCH PHẬT GIÁO NGOẠI HẠNG Hoang Phong

 
Phật giáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại vẫn còn tồn tại và đang phát triển ngày nay. Tuy nhiên theo dòng biến động của lịch sử thì Phật giáo cũng không tránh khỏi những thăng trầm

Danh sách các chùa thuộc hệ phái Theravāda

Hệ phái Theravāda ở Việt Nam có Nam tông Kinh và Nam tông Khmer. Theo số liệu thống kê năm 2017 do Tu nữ Quang Kiến ghi nhận,  Nam tông Kinh có 128 ngôi chùa trải dài trên 23 tỉnh thành trong cả nước.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

NĂNG LỰC CỦA CHÁNH NIỆM

Ở đây, Bây giờ, Tỉnh giác. Đó là căn bản của con đường  thiền định và chìa khóa để chuyển hóa cuộc sống của mỗi người. Trong cuốn sách Một Trái Tim Bình An.
Thiền sư Joseph Goldstein đã mô tả một cách đơn giản nhưng sâu sắc như thế về sự tỉnh giác tự nhiêncủa tâm trí chúng ta…
Trong tu tập Phật pháp, CHÁNH NIỆM cực kỳ quan trọng, không chỉ 5 lầ xuất hiện trong 37 phẩm trợ bồ đề mà là ngoòi Phật tử muốn thành tựu thì phải luôn luôn chánh Niệm, không chỉlúc tu tập mà cả trong sinh hoạt hàng ngày. Xin giới thiệu bài viết của Thiền sư Joseph Goldstein: 

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Con người có NGÃ hay VÔ NGÃ ?


Trong bài Kinh Vô ngã tướng, Đức Phật đã thuyết giảng rất rõ nhưng cô đọng. Chúng ta cũng nên xem thêm bài Vô ngã của Hòa thượng Silananda để được giải thích cho rõ hơn: Tại sao sự sống con người gắn liền với thân xác và bản NGÃ của mình mà Đức Phật lại dạy là VÔ NGÃ.


VÔ NGÃ
HT Sīlānanda; Sư Khánh Hỷ dich

Bài kinh về Nghiệp của Đức Phật: Tiểu kinh Nghiệp phân biệt

Nhân sự kiện lùm xùm về tổ chức lễ giải oan gia trái chủ ở chùa Ba Vàng có liên quan đến NGHIỆP của con người đã tạo ra và gánh chịu sau đó (có thể ngay hiện tại hoặc kiếp sau, nhiều kiếp sau) xin đăng nguyên văn bài kinh  Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (Bài 135 trong Trung bộ kinh)
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Phim Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca (lồng Tiếng 55 tập)

Đây là bộ phim về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn được đầu tư công phu và chất lượng nhất hiện nay 
Xem phim không chỉ biết về cuộc đời của Đức Phật mà hiểu thêm rất nhiều về giáo lý của Đức Phật, về trí tuệ, lòng từ bi và phương pháp giáo hóa của bậc Ứng cúng, Chánh đẳng giác, MInh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư,Phật, Thế tôn. 

KHỔ ĐẾ: Ba con đường giải thoát khổ

Phàm làm người, hễ có thân là có khổ thân, và hễ còn phiền não là còn khổ tâm. Khổ thân và khổ tâm này thuộc về phần thọ uẩn, nhưng tóm lại ngũ uẩn đều là khổ.
Khổ là sự thật chân lý của tất cả chúng sinh nói chung, con người nói riêng, tất cả mọi người đều phải chịu đựng khổ, song sự khổ ít hoặc nhiều của mỗi người có phần không giống nhau. Cho nên, sự giải thoát khổ của mỗi người cũng không giống nhau.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Sư Tường Nhân và VI DIỆU PHÁP

Sư Tường Nhân, trụ trì chùa Pháp Luân - TP Huế, là một trong số ít giảng sư chuyên về Vi diệu pháp. Từ gần chục nămnay, Sư đã ra Hà Nội mở các lớp giảng về Vi diệu pháp. Giai đoạn đầu giảng tại chùa Linh Thông (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân). Mấy năm nay giảng tại tòa nhà NEM 545 Nguyễn Văn Cừ Gia Lâm Hà Nội.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

CON ĐƯỜNG TU TẬP GIỚI ĐỊNH TUỆ (theo đạo lộ Ngài Pa Auk)

“Ðây  Giới, đây  Ðịnh, đây  Tuệ. Ðịnh cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Ðịnh  sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các lậu hoặc, tức  dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu),  minh lậu.” (Kinh Đại Niết Bàn).