Bốn bài giảng Về Niệm Hơi Thở Của Ngài Pa-Auk Tại Khóa Thiền Florida Tháng 4/2006 khádài và chung với nội dung pháp học nên hơi khó thuộc. Để thuận lợi trong khi thực hành tu tập cho người mới, xin được tóm tắt gọn lại. Tuy nhiên, Người tu tập vẫn cần thường xuyên xem kỹ đầy đủ tất cả 4 bài này để chiêm nghiệm và thực hành đúng hướng dẫn chi tiết của Ngài, kèm theo cả những nội dung khác nữa về Pháp học. Có thể tải về theo địa chỉ ở cuối bài viết.
-
Nền tảng khi tu tập Thiền: giữ GIỚI trong sạch
-
Thứ tự: THiền Định xong mới đến THiền Tuệ
-
Để phát triển định tâm, có đến 40 đề mục, có thể chọn bất kỳ đề mục nào mình muốn. TRường
thiền Pa Auk tập trung vào thực hành niệm đề mục Hơi thở (nếu thiền sinh khó tập
thì có thể tập thiền Tứ đại)
-
Khi thành công với niệm Hơi thở hoặc Tứ đại rồi, nếu muốn hành các đề mục
thiền định khác có thể hành rất dễ dàng.
NỘI DUNG
Thiền
niệm hơi thở có 4 giai đoạn:
THỰC HÀNH
|
GHI CHÚ
|
Giai đoạn 1:
|
|
“Hít vào một hơi thở dài,
vị ấy biết tôi hít vào một hơi thở dài,
Thở ra một
hơi thở dài, vị ấy biết tôi thở ra một hơi thở dài”
|
a) Tập trung vào đối tượng là
HƠI THỞ, nó có thể xúc chạm quanh lỗ mũi
hoặc đỉnh moi trên
b) Không chú tâm vào cảm giác
xúc chạm giữa hơi thở với thành lỗ mũi, chỉ tập trung vào hơi thở
c) Để hơi thở tự nhiên. Đừng
nên cố ý khiến hơi thở dài hay ngắn,
d) Không theo hơi thở vào trong
lỗ mũi hoặc đi ra ngoài, chỉ nhìn nó ở 1 chỗ, tại vị trí xúc chạm của hơi thở
e) Việc ghi nhận hơi thở dài
và hơi thở ngắn là rất quan trọng, không lơlà phóng tâm sang việc khác..
f) Nếu quý vị không thể tập
trung tốt vào hơi thở (có thể do nhiều
phóng tâm), có thể đếm hơi thở: hít vào, thở ra đếm 1, hít vào, thở ra đếm
2,... cho đến 8, rồi lặp lại từ 1 cho đến 8 và tiếp tục lặp lại.. .
g) Trong khi đang đếm và
niệm, quý vị nên gắng biết rõ hơi thở dài và ngắn. Nếu quý vị có thể tập
trung vào hơi thở được nữa giờ hay một giờ đồng hồ trong 2 hay 3 thời ngồi,
vậy quý vị có thể ngưng đếm hơi thở và chuyển dang GĐ 3
|
Giai đoạn 2:
|
|
“Hít vào một hơi thở ngắn, vị ấy biết tôi hít vào một hơi thở ngắn,
Thở ra một hơi thở ngắn,
vị ấy biết tôi thở ra một hơi thở ngắn”.
Tập
trung vào hơi thở tại điểm xúc chạm; gắng biết rõ: khi nó dài, biết rõ đây là hơi thở dài; khi nó ngắn biết rõ: đây là hơi thở ngắn.
Ngay
cả khi đang đi cũng nên chú tâm trên đối tượng Hơi thở cùng các đó
|
|
Giai đoạn 3:
|
|
“Kinh nghiệm trọn vẹn thân hơi thở, tôi sẽ thở vào, như thế vị ấy
luyện tập;
Kinh nghiệm trọn vẹn thân hơi thở, tôi sẽ thở ra, như thế vị ấy luyện
tập.
Cố gắng biết rõ trọn vẹn
thân hơi thở của mình (toàn bộ thân hơi thở).
Chú ý: Trọn vẹn thân hơi thở là:
biết rõ từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc của hơi thở tại điểm xúc chạm (điểm
quanh lỗ mũi hay trên đỉnh môi trên). Chỉ tại đấy, quý vị nên chờ và thấy từ
lúc bắt đầu đến lúc kết thúc của mỗi hơi thở
|
Không cần thiết phải theo
hơi thở vào bên trong hay đi ra ngoài. Lúc ấy, có lúc quý vị có thể hít vào
chậm, hơi thở chậm này được gọi là hơi thở dài. Khi nó dài, quý vị chỉ nên
gắng biết rõ trọn vẹn hơi thở dài này. Có lúc quý vị thở nhanh, hơi thở nhanh
này được gọi là hơi thở ngắn. Khi nó ngắn, quý vị chỉ nên gắng biết rõ trọn
vẹn hơi thở ngắn này. Vậy 3 giai đoạn này được kết hợp cùng
nhau: hơi thở dài, hơi thở ngắn và trọn vẹn hơi thở.
Sau
đó, nếu quý vị có thể tập trung vào đối tượng hơi thở hơn 1 giờ hay 2 giờ, ..
từ từ hơi thở của quý vị sẽ trở nên vi tế, rất nhẹ và rất mảnh. Khi hơi thở
trở nên vi tế, lúc ấy quý vị nên gắng biết rõ hơi thở vi tế ấy mà thôi. Quý
vị không nên làm cho hơi thở rõ ràng trở lại, xin hãy chấp nhận hơi thở vi tế
ấy. Việc ghi nhận hơi thở vi tế này rất là quan trọng lúc này.
|
Giai đoạn 4:
|
|
Nếu chưa đạt được hơi thở Vi
tế, nên quyết định (ābhoga):
“Hơi thở của tôi phải trở nên an tịnh” và chú tâm vào hơi thở
“An tịnh toàn thân hơi thở,
tôi sẽ thở vào, như thế vị ấy luyện tập;
An tịnh toàn thân hơi thở, tôi sẽ thở ra, như thế vị ấy luyện tập.”
Vào giai đoạn này hơi thở
trở nên rất rất vi tế và không bao lâu Nimitta
sẽ xuất hiện.
|
Nếu cố tình
thở cho vi tế, rồi quý vị sẽ bị mệt, quý vị không thể thở hoàn chỉnh. Vì vậy không nên cố tình ráng làm cho hơi thở vi tế.
Nimitta là gì?
Lúc này hơi thở đi ra ngoài lỗ mũi trở thành
màu khói xám (có thể có cả những màu
khác, không quan trọng lắm). Màu khói xám này khi hợp nhất với hơi thở được
gọi là Nimitta (tức là tướng hơi thở). Nếu nó chưa hợp nhất với hơi thở, quý
vị không thể gọi nó là Nimitta được.
Nimitta là
định tướng xuất hiện khi có Tâm định.
Cần tập trung vào Nimitta ấy, định của quý vị còn có thể phát triển tốt hơn nữa (Nimitta
này còn là nhân của định). Khi tập trung vào Nimitta, quý vị nên chắc chắn là
hơi thở của mình và Nimitta hợp nhất với nhau ( hơi thở là Nimitta, Nimitta
là hơi thở, Nimitta và hơi thở là một thứ)
|
Khicó Nimita, chỉ nên tập trung vào một mình Nimitta. Khi
tập trung vào Nimitta, nên quên đi
hơi thở của mình. Nếu thỉnh thoảng chú ý đến hơi thở, vậy có thể có 2 đối
tượng ( lúc là Nimitta, lúc thì hơi thở). Nếu có 2 đối tượng, định không thể
phát triển thêm.
|
|
Nếu định trên Nimitta được hơn 1 giờ hay 2 giờ,
khi định phát triển thêm nữa, rồi thì màu khói xám sẽ đổi sang màu trắng, như
bông gòn. Nhưng khi tập trung vào Nimitta, quý vị không nên để ý đến màu,
không nên chú ý đến hình thù, không nên chú ý đến các đặc tính của tứ đại.
Nếu chú ý đến màu sắc, thì màu sẽ luôn thay đổi khi tâm của quý vị thay
đổi. Quý vị không nên chú ý đến các
đặc tính này khi đang hành Niệm hơi thở mà lẫn sang Thiền tứ đại.
|
|
Khi định phát triển sâu thêm, Nimitta sẽ trở nên
trong và sáng, nimitta màu trắng sẽ đổi sang Nimitta trong suốt. Màu khói xám
được gọi là parikamma nimitta - sơ tướng (preliminery sign). Nimitta màu
trắng được gọi là uggaha nimitta – học tướng (learning sign). Nimitta trong
và sáng được gọi là Paṭibhāganimitta – tợ tướng (counterpart sign). Có 3 giai
đoạn:
Tợ
tướng này là đối tượng của cận định và cũng là đối tượng của an chỉ định,
định của bậc thiền.
|
|
Khi
nimitta trở nên trong sáng, quý vị nên tập trung chỉ mỗi mình nimitta thôi.
Khi định của quý vị trở nên sâu hơn và sâu hơn, thì an chỉ định (hay full
absorption) sẽ xuất hiện. An chỉ định nghĩa là tâm của quý vị chìm sâu vào
bên trong nimitta không lay động. Quý vị nên duy trì an chỉ định của mình cho
được hơn 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ.... Nếu quý vị có thể duy trì an chỉ định được
hơn 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ mỗi thời ngồi, trong 2 hay 3 ngày, vậy quý vị có
thể trực nhận các thiền chi.
(Tốt nhất là
dừng tại đây, chưa nên đi sâu vào giai đoạn tiếp để tập trung cho đạt được Tợ
tướng Nimita thuần thục đã)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét