Vừa qua Việt Nam trải qua pháp nạn Ba Vàng và nhiều bài viết mổ xẻ về nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp của Phật Giáo Việt Nam hiện nay. Quan điểm của mình là chính sự lười nhác, dễ dãi, không quyết tâm tu tập thật sự cả Pháp học, Pháp hành, không sáng suốt phát hiện sự sai lệch của người hướng đạo, của bạn đạo,không can đảm nói ra hoặc tìm Thầy, nơi chốn khác để tu tập ... mà mang tiếng theo học Đạo Trí Tuệ mà không biết kẻ dẫn đường đang lừa dẫn mình đi quanh trong rừng vô minh để trục lợi, như Đức Phật đã cảnh báo: "cùng dắt nhau xuống hố"
Bởi vậy, xin được tản mạn tiếp về Quá trình tìm Thầy học Đạo của Hầu vương như thế nào ?
Xin trích nguyên một số đoạn quan trọng:
Hầu vương sai con cháu: .. lấy một ít cây thông khô,
đóng một cái bè, chặt cây tre làm sào chống, nhặt nhạnh ít hoa quả, để ta làm
thức ăn đi đường.
Rồi một mình Hầu vương xuống bè,
ra sức chèo chống, lênh đênh thẳng hướng biển cả mà đi. Thuận chiều gió nên chẳng
bao lâu bè giạt vào địa giới Nam Thiệm Bộ Châu. ... Hầu vương bắt được một người chạy không kịp, lột lấy quần áo, bắt chước mặc vào người mình, nghênh ngáo đi khắp châu huyện, phố xá, học lễ, học nói, ngày ăn tối ngủ, một lòng dò hỏi đạo Phật tiên thần thánh, tìm phương thuật trẻ mãi không già, nhưng chỉ thấy toàn là hạng đua tranh danh lợi, không có một người lo lắng mệnh thân
Đua chen danh lợi dập dồn
Thức khuya dậy sớm chẳng còn
tự do
Mong tuấn mã khi cưỡi lừa.
Làm quan tể tướng, lại mơ
vương hầu.
Mệt nhoài cơm áo tranh nhau.
Chẳng lo quỷ sứ bắt chầu Diêm
vương.
Mãi mê vun đắp cháu con. Nào
ai tỉnh giấc tìm đường hồi tâm?
Hầu vương tìm học đạo tiên, không
biết ở đâu cả. Ở Nam Thiệm Bộ Châu, sục sạo thành lớn, thấm thoắt đã tám, chín
năm. Rồi một hôm đi đến Tây Dương đại hải, nghĩ bụng ngoài biển nhất định có thần
tiên. Bèn tự mình đóng bè, vượt qua Tây Hải, thẳng tới địa phận Tây Ngưu Hạ
Châu Đến đây Hầu vương mới đủ duyên gặp người đốn củi chỉ đường đến chỗ Thầy dạy đạo. NHư vậy riêng thời gian đi tìm Thầy học Đạo đã mất 8 - 9 năm ở Nam Thiệm bộ châu, cộng thời gian vượt biển Tây Hải sang được Tây Ngưu Hạ châu thì cũng phải khoảng chục năm.
Vượt qua sát hạch lúc đầu, được THầy nhận làm đệ tử, ban cho họ tên là Tôn Ngộ Không và bắt đầu thời gian tu tập chính thức với công việc vất vả của chú Sadi
Tổ sư bảo mọi người dẫn Tôn Ngộ Không ra ngoài cửa thứ hai, dạy cho các việc quét dọn, cùng cách cư xử, ứng đối. Các tiên vâng mệnh đi ra. Ngộ Không ra ngoài cửa lạy chào mọi người, rồi vào hành lang dọn dẹp chỗ nằm. Sớm hôm sau, cùng các bạn học nói năng, lễ phép, giảng kinh làm đạo, tập việc thắp hương, ngày nào cũng như vậy. Lúc nhàn rỗi, thì quét sân cuốc vườn, vun hoa tỉa lá, gánh nước kiếm củi, việc gì cũng làm đủ. Thấm thoắt ở trong động đã sáu, bảy năm.
Vậy là thêm bảy năm nữa mới đến được lúc được Thầy chấp nhận dạy vào chuyên môn.
Một hôm, tổ sư đăng đàn, hội họp
các chư tiên lại nghe giảng đạo. Thật là:
Trời hoa rụng, đất sen ngời.
Tam thừa diệu lý giảng lời
tinh thông[25]
Phất trần phe phẩy thong
dong.
Lời châu tiếng ngọc vang trong
chín miền.
Khi giảng đạo, lúc bàn thiền.
Ba nhà phối hợp, nghĩa liền
sáng tinh.
Khai tâm cốt một chữ thành.
Lẽ huyền giác ngộ, tử sinh rõ
đường.
Tôn Ngộ Không ngồi nghe giảng, sướng quá đến nỗi
xoa tai vuốt má, mặt mày hớn hở, khoa tay múa chân. Bỗng bị tổ sư trông thấy, gọi
lên bảo:
- Ngươi
ngồi trong lớp, tại sao lại điên cuồng nhảy nhót, không nghe ta giảng?
Ngộ Không
thưa:
- Con
thành tâm nghe giảng, đến những chỗ sư phụ giảng nhiệm mầu quá, lòng vui mừng
khôn xiết, không nhịn được, nên có những điệu bộ như vậy, mong sư phụ tha tội.
....
Tổ sư
nói:
- Trong chữ “đạo” có ba trăm sáu mươi bàng
môn[26], bàng môn nào cũng có chính quả, không biết nhà ngươi muốn học môn nào?
Ngộ Không
thưa:
- Tùy ý
sư phụ, đệ tử nguyện dốc lòng nghe theo.
Tổ sư
nói:
- Ta dạy
cho ngươi đạo trong môn chữ “thuật” có được không?
Ngộ Không hỏi:
- Đạo
trong môn chữ “thuật” nghĩa là thế nào?
Tổ sư
đáp:
- Đạo
trong môn chữ “thuật” là cầu tiên phù trợ, bói bằng cỏ thi[27], để có thể đón
lành tránh dữ.
Ngộ Không
hỏi:
- Nhưng
có thể sống lâu được không?
Tổ sư
nói:
- Không được! Không được!
Ngộ Không
nói:
- Thế thì
con không học đâu! Không học đâu!
Tổ sư lại
nói:
- Thế thì
dạy ngươi đạo trong môn chữ “Lưu” có được không?
Ngộ Không
lại hỏi:
- Môn chữ
“Lưu” nghĩa là thế nào?
Tổ sư nói:
- Trong
môn chữ “lưu” là các loại Nho gia, Thích gia, Đạo gia, Âm dương gia, Mặc gia, Y
gia, hoặc xem kinh, hoặc niệm Phật. Đều là loại cầu chân[28] giảng thánh cả.
Ngộ Không
lại hỏi:
- Theo
môn này có thể sống lâu được không?
Tổ sư nói:
- Không,
nếu muốn sống lâu thì chẳng khác gì “trồng cột trong vách”.
Ngộ không
nói:
- Thưa sư
phụ, con là người thực thà, không hiểu lời nói bóng bẩy, thế nào là “trồng cột
trong vách”.
Tổ sư
nói:
- Người
ta làm nhà, muốn cho vững chãi, thì giữa tường phải dựng cột cái cột. Một khi
cái nhà ấy đổ, thì cột kia cũng mục theo.
Ngộ không
nói:
- Cứ như lời sư phụ nói thì chẳng được lâu
dài, con không học, không học!
Tổ sư
nói:
- Thế dạy
nhà ngươi đạo trong môn chữ “tĩnh” có được không?
Ngộ không lại hỏi:
- Môn chữ
“tĩnh” đạt chính quả nào?
Tổ sư
nói:
- Môn ấy
là nhịn ăn, ở hang, thanh tĩnh vô vi, trai giới ngồi thiền hoặc phải có công
phu tập ngủ, tập đứng, nhập định[29] tọa quan[30].
Ngộ Không
lại hỏi:
- Thế có
sống lâu được không?
Tổ sư
nói:
- Đó cũng
như “hòn đất trong lò” thôi.
Ngộ Không
cười, nói:
- Sư phụ
cứ nói xa xôi, con không hiểu. Thế nào là “hòn đất trong lò”?
Tổ sư nói:
- Như hòn đất
đã nặn thành viên gạch để trong lò, tuy đã thành hình, nhưng chưa nung lửa, một
khi gặp mưa là bở ra ngay.
Ngộ Không
nói:
- Vậy cũng
không được lâu dài, con không học.
Tổ sư nói:
- Thế thì dạy
nhà ngươi đạo trong môn chữ “động” có được không? Ngộ Không lại hỏi:
- Đạo môn chữ
“động” như thế nào?
Tổ sư đáp:
- Môn ấy là
hữu vi hữu tác, lấy âm bổ dương, kéo cung đạp nỏ, xoa rốn lấy hơi, luyện đan chế
thuốc, nấu hồng diên, luyện thu thạch[31] lại uống sữa người nữa.
Ngộ Không
thưa:
- Thế có sống
lâu được không?
Tổ sư nói:
- Nếu muốn sống
lâu thì khác nào “mò trăng đáy nước”.
Ngộ Không
nói:
- Sư phụ lại
nói xa xôi rồi. Thế nào là “mò trăng đáy nước”?
Tổ sư nói:
- Trăng trên bầu trời, bóng trong làn nước,
tuy nhìn thấy, nhưng mò không thấy. Rút cục vẫn là không.
Ngộ Không
nói:
- Thế con
cũng không học.
Tổ sư nghe
đoạn, hừ một tiếng, từ trên đài cao nhảy xuống, tay cầm gậy giới xích, chỉ vào
Ngộ Không nói:
- Loài khỉ
già kia, đạo này không học, đạo kia không học, còn đòi học cái gì?
(trích sách TÂY DU KÝ NXB Văn học 2010, Tập 1 hồi thứ hai)
Qua đoạn văn trên ta thấy khâm phục Hầu vương (bây giờ là Tôn Ngộ Không) vẫn kiên định với mục đích học Đạo của mình. Mặc dù đã mất 17 năm, khi Thầy đồng ý cho học chuyên sâu, với gợi ý nhiều môn, từ Đạo, Thuật, Lưu, Tĩnh, Động nhưng đều bị Tôn Ngộ Không từ chối bởi đều không đáp ứng yêu cầu "không thể sống lâu"
Nếu Phật tử chúng ta cũng tinh tấn như Hầu vương (dám bỏ 10 năm vất vả đường xa để tìm, chọn được THẦY và 7 năm tập sự); cũng biết sử dụng Tam tướng (hay Tam pháp ấn) là VÔ THƯỜNG, KHỔ, VÔ NGÃ như học sinh Tôn Ngộ Không để đối chiếu soi xét mục tiêu, kiến thức, pháp môn mà các Sư giảng, dạy nơi mình tu tập thì không những học được pháp môn đúng của Đức Phật mà còn thanh lọc ngược lại những vị thầy không xứng đáng để Tăng đoàn Việt Nam thật sự là TĂNG BẢO.
3/4/2019
DQK
Ghi chú: vì đây chỉ là TẢN MẠN trên cơ sở một Tiểu thuyết có tính Thần tiên ma quái .. nên mong mọi người đừng vặn vẹo vào tiểu tiết nhé. Xin chân thành xin lỗi các Phật tử đã, đang và sẽ tinh tấn, sẽ kiên địch mục tiêu và con đường tu tập thanh tịnh Giới Định Tuệ đúng với giáo pháp Đức Phật để lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét