Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

CON ĐƯỜNG TU TẬP GIỚI ĐỊNH TUỆ (theo đạo lộ Ngài Pa Auk)

“Ðây  Giới, đây  Ðịnh, đây  Tuệ. Ðịnh cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Ðịnh  sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các lậu hoặc, tức  dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu),  minh lậu.” (Kinh Đại Niết Bàn).



Trích LỜI NGƯỜI DỊCH (sư Pháp Thông) trong cuốn CON ĐƯỜNG ĐỘC NHẤT ĐỂ CHỨNG NGỘ NIẾT-BÀN 
.... 

Đối với pháp hành Phật giáo hiện thời, danh-sắc thường chỉ được nói đến theo khái niệm phổ quát thân tâm hay vật chất tinh thần. Tuy nhiên , theo Abhidhamma diễn đạt danh-sắc(nāma∙rūpa) theo Chân Thể Tuyệt Đối, sắc tối hậu (rūpa) gồm 28 loại sắc ,danh tối hậu (nāma) gồm 81 loại tâm (trừ 8 tâm siêu thế) 52 loại tâm sở (cetasika) cùng phối hợp với chúng . Việc biết danh-sắc tức hành giả cần phải thấu đạt tất cả theo Chân Thể Tuyệt Đối bằng thắng trí tự thân. Ngoài ra , vị ấy cũng cần phải biết các nhân tác thành chúng để quán với ba loại đạt tri. Sự thấy biết như vậy mới được xem như thật tri kiến.
Thành thật nói, để đạt đến loại tri kiến như vậy không nền tảng của giới sức mạnh của định, nhất trong thời buổi này, thì liệu đây phải một điều khả thi.

Tuy nhiên, tại rừng thiền Pa-Auk Tawya , quán thừa (vipassanāyāna) vẫn được chỉ dạy qua việc thực hành thiền tứ đại. Với ánh sáng của mức định thiền tứ đại (sát-na định) , một số hành giả thể tuệ tri được danh-sắc ,cùng với các nhân của chúng. Bởi thế, trong Kinh Định (Samādhi Sutta) thuộc Tương Ưng Bộ, Đức Phật nói:
Hãy tu tập định, này các tỳ khưu, sau khi tu tập định, vị tỳ khưu sẽ tuệ tri các Pháp như chúng thực sự là (yathābhūtam pajānati).
“Ðây Giới, đây Ðịnh, đây Tuệ. Ðịnh cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Ðịnh sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các lậu hoặc, tức dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu), minh lậu.” (Kinh Đại Niết Bàn).

Riêng đối với Thắng Pháp (Abhidhamma), trên thực tế , Đức Phật đã đề cập tầm quan trọng của liên hệ đến Chánh Pháp . Trong ‘Đại Kinh Rừng Sừng Bò’ (Mahāgosiṅga sutta (MN 32)), Tôn giả Sāriputta trình bày với Đức Phật như sau :
-Bạch Thế Tôn, được nói vậy, Tôn giả Mahā Moggallāna nói với con:
"– đây, này Hiền giả Sāriputta, hai Tỳ–khưu đàm luận về Abhidhamma (Thắng Pháp hay A–tỳ–đàm ). Họ hỏi nhau câu hỏi, khi được hỏi, họ trả lời được với nhau, chớ không dừng lại không trả lời được, cuộc đàm luận về pháp của họ được tiếp tục. Này Hiền giả Sāriputta, hạng Tỳ–khưu như vậy thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga."
Lành thay Sāriputta! Nếu trả lời cho được chơn chánh, Moggallāna phải trả lời như vậy. Này Sāriputta, Moggallāna là bậc thuyết về Chánh pháp.
Trong Tạng Luật, Đại Phẩm ,Chương Trọng Yếu ,Tụng Phẩm thứ bảy - Mười sáu nhóm năm của phần “Nên ban phép tu lên bậc trên.” Đức Phật chỉ ra năm điều kiện, nếu vị tỳ khưu không khả năng đáp ứng đủ thì không được ban phép tu lên bậc trên, không nên nương nhờ, không được sa di phục vụ :
“Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu hội đủ năm điều kiện khác nữa không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ: vị không khả năng để huấn luyện các điều học thuộc về phận sự căn bản, (không khả năng) để hướng dẫn các điều học thuộc về phần đầu của Phạm hạnh, (không khả năng) để hướng dẫn về Thắng Pháp (abhidhamma), (không khả năng) để hướng dẫn về Thắng Luật (abhivinaya) , (không khả năng) để phân tách đúng theo Pháp xu hướng kiến đã được sanh khởi cho đệ tử hay học trò. Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu hội đủ năm điều kiện này không nên ban phép tu lên bậc trên, không nên cho nương nhờ, không nên để cho sa di phục vụ.
Này các Tỳ-khưu…(giống trên)..(có khả năng) để hướng dẫn về  Thắng Pháp, (có khả năng) để hướng dẫn về Thắng Luật, (có khả năng) để phân tách đúng theo Pháp xu hướng kiến đã được sanh khởi cho đệ tử hay học trò. Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu hội đủ năm điều kiện này nên ban phép tu lên bậc trên, nên cho nương nhờ, nên để cho sa di phục vụ.”
Theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa: Hướng dẫn về Thắng Pháp khả năng hướng dẫn về sự phân biệt Danh Sắc, hướng dẫn về Thắng Luật hướng dẫn về toàn bộ Tạng Luật (VinA. v, 990).
Mối tương quan giữa Abhidhamma đối với Pháp Luật của Ngài cũng được nói đến ‘Kinh Sợ Hãi Trong Tương Lai (3) (AN V.VIII.IX)’:
“Lại nữa, này các Tỳ-khưu, các Tỳ-khưu trong tương lai sẽ trở thành những người thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập. Do thân không tu tập, giới không tu tập, tâm không tu tập, tuệ không tu tập, khi họ thuyết về Thắng pháp (Abhidhamma) hay về Quảng thuyết (Trí giải luận – Vedallakathaṃ), họ rơi vào hắc pháp, không thể giác ngộ ràng. Này các Tỳ-khưu, đây do ô nhiễm Pháp, nên sanh ô nhiễm Luật; do ô nhiễm Luật, nên sanh ô nhiễm Pháp.”
Cho nên, đối với Đức Phật, Bậc trí tuệ thấu suốt vị lai không bị ngăn che , đã đưa ra sở để đối chiếu, để thọ trì, để nương tựa cho các hàng hậu thế sau khi Ngài Niết Bàn, đó chính Kinh Luật chứ không phải bất kì một ai cả.
nếu như những lời dạy từ các bậc Tăng chúng  ở  với các vị Thượng tọa, với các Thủ chúng” hay Tỳ-khưu Thượng tọa hay bậc đa văn, gìn giữ truyền thống, trì pháp, trì luật, trì pháp yếu..Tuy nhiên, lại không nằm trong Kinh Luật thì chúng phải bị bác bỏ:
Chắc chắn những lời này không phải lời Thế Tôn, Tỳ-khưu ấy đã thọ giáo sai lầm. này các Tỳ-khưu, các Ngươi hãy từ bỏ chúng”…
ngược lại, nếu những lời dạy ấy hợp với Kinh Luật, đáp ứng các yếu tố ràng, cụ thể sau khi đối chiếu thì có thể kết luận:
"Chắc chắn những lời ấy phải lời dạy của Thế Tôn Tỳ-khưu ấy đã thọ giáo chơn chánh các Ngươi hãy thọ trì”.
đây, Đức Phật chỉ đưa ra hai phạm vi Kinh Luật, nhưng khi Ngài tuyên bố bậc Đạo sẽ thay Ngài để lãnh đạo Tăng chúng lại chính Pháp Luật:
Này các Tỳ-khưu, sau khi Ta diệt độ, chính Pháp và Luật sẽ là Đạo Sư của các Ngươi.”
sao trong Kinh Điển Pāḷi ,có lúc Đức Phật chỉ đề cập đến Kinh Luật, lúc thì Thắng Pháp Thắng Luật , lúc thì Pháp Luật ?
do vì, vào thời kỳ của Ngài, Kinh Thắng Pháp (Abhidhamma) được gộp chung làm một, Tạng Luật một. Do vậy thì chỉ hai Kinh Luật hay Pháp Luật hay Thắng Pháp Thắng Luật. Cho đến sau cuộc kết tập Kinh Điển lần ba, Kinh và Luật hay Pháp và Luật được phân tách làm Ba Tạng (Tipiṭaka): Tạng Kinh(Suttantapiṭaka), Tạng Luật (Vinayapiṭaka), và Tạng Thắng Pháp(Abhidhammapiṭaka). Sự phân tách này do bởi Thắng Pháp một tạng đặc biệt thâm sâu, đồng thời nhiều pháp uẩn nhất (42.000 pháp uẩn). Do vậy, việc phân tách chúng nhằm để lưu trữ truyền tụng dễ dàng hơn. Thế nên, khi liên hệ đến Kinh Luật, hay Thắng Pháp Thắng Luật, hay Pháp Luật, hay Tam Tạng ( Kinh - Luật - Thắng Pháp), tất cả chúng đều tương đương nhau.
Thật sự là, qua Kinh Điển, chúng ta thấy rất nhiều các vị đệ tử Phật chứng đắc Đạo-Qủa chỉ qua một thời pháp, hoặc chỉ qua một thoáng minh sát, họ không phải mất công học Abhidhamma, không phải dày công tu tập định,vv…Tuy nhiên, ngoài Đức Phật thì không ai thể biết được các tiềm năng ba la mật, cũng như quá trình tu tập cuả các vị ấy những kiếp trước đó như thế nào. Lại nữa, trước khi quyết định thuyết pháp độ đời, Đức Phật đã quán xét các hạng người khác biệt trên thế gian qua dụ sau:
Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay hồ sen trắng một số hoa sen xanh, sen hồng, hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt”.
...
Ghi chú:
Chi tiết về PHÁP HÀNH GIỚI có thể xem tại sách NỀN TẢNG PHẬT GIÁO quyển III 
Chi tiết về pháp hành thiền định và thiền tuệ của Thiền sư Pa Auk xem TẠI ĐÂY
Chi tiết về Pháp hành Thiền định và Thiền tuệ theo kinh ĐẠI NIỆM XỨ xin xem tại sách ĐẠI NIỆM XỨ của Thiền sư Silananda TẠI ĐÂY

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét