Hồi thứ hai, sau khi thể hiện quyết tâm tu tập để vượt được quy luật Vô thường, Tôn Ngộ Không được Thầy truyền cho phép sông lâu màu nhiệm (việc truyền phép này có điểm hao hao tích Ngũ tổ Hoàng Nhẫn truyền tâm pháp cho Lục tổ Huệ Năng trong Thiền tồng Trung Hoa). Với căn cơ và bản tính thông minh, Tôn Ngộ Không đã lĩnh hội và thực hành phép "cứ khoảng thời gian từ sau giờ Ngọ
đến trước giờ Tý, tự mình điều hòa hơi thở" (chắc là phép Thiền định với đối tượng là hơi thờ chăng).
Sau 3 năm tu luyện, tạm có thành tựu nhưng khi biết phép này cũng vẫn giới hạn, không thể vươt qua 3 thứ tai hại chết người (với tối đa là 3 lần 500 năm - 1500 năm tuổi thọ), Tôn Ngộ Không lại cầu xin và được Thầy cho chọn 1 trong 2 ban là Thiên cương (36 phép biến hóa) và Địa sát (72 phép biến hóa) để tránh 3 thứ tai hại đó. Không hỏi kỹ đặc tính, tác dụng của 2 ban mà Tôn Ngộ Không chọn ngay ban Địa sát có số phép biến hóa nhiều hơn. Phải chưng đây là sai lầm đầu tiên của Tôn Ngộ Không khi để tâm Tham dẫn dắt.
Rồi có chút thành tựu nhưng vẫn khiếm khuyết nôm khinh công, Tôn Ngộ Không lại được Thầy truyền cho phép Cân đẩu vân, mỗi lần "cất mình nhảy lên đi được mười vạn tám nghìn dặm", và "Từ đấy Ngộ Không chẳng còn gì câu
thúc nữa, tiêu dao vui thú trong đạo sống lâu tuyệt vời".
Như vậy, có thể nói Tôn Ngộ Không đã tu luyện thành tài, có thể vượt qua lẽ Vô thường với sở trường 72 phép biến hóa và Cân đẩu vân.
Sau thời gian tu tập thành thạo, nghe lời bạn đạo tâng bốc, Tôn Ngộ Không nảy tâm khoe tài biến hóa thành cây tùng làm mọi người "vỗ tay reo ầm lên: - Con khỉ giỏi quá! Con khỉ giỏi
quá!". Vậy là sai lầm thứ hai, bộc lộ rõ bản chất ngã mạn của kẻ cậy tài. Hãy nghe Thầy dạy của Tôn Ngộ Không quyết định:
-
Ngộ Không, lại đây! Ta hỏi ngươi sử dụng tinh thần thế nào? Biến thế nào ra cây
tùng? Công phu ấy có thể đùa cợt trước mặt mọi người sao? Giả sử ngươi thấy người
khác có, ắt phải cầu người ta. Người khác thấy ngươi có, ắt phải cầu ngươi. Nếu
ngươi sợ tai vạ, ắt phải truyền cho người ta. Nếu không truyền sẽ bị hại, tính
mệnh nhà ngươi khó mà giữ nổi.
Ngộ
Không cúi đầu, nói:
-
Mong tôn sư tha tội!
Tổ
sư nói: Ta cũng không bắt tội nhà ngươi, nhưng nhà ngươi phải đi đi thôi.
Có được học trò tài giỏi như Tôn Ngộ Không kể cũng hiếm, vậy tại sao Thầy dạy lại đuổi, không cho Tôn Ngộ Không ở lại học thêm nữa?
Để biết nguyên nhân có thể cần điểm một số yếu tố liên quan sự kiện này:
1- Theo Phật học Đại từ điển, Đức Phật có 10 đại đệ tử, trong đó đại đệ tử thứ 5 là Tu Bồ Đề với sở trường "GIải không đệ nhất". Trong Tây Du Ký, Thầy dạy Tôn Ngộ Không cũng có tên là Tu Bồ Đề tổ sư.
2- Khi Hầu vương mới đến cửa động, Tổ sư đã biệt và sai tiểu đồng ra đón vào và dù mới gặp lần đầu, chưa thử thánh gì mà Tổ sư đã chỉ nhìn hình tướng ngoài mà đặt tên cho Hầu vương là Tôn Ngộ Không
3- Tại sao trong đám học trò, chỉ mình Tôn Ngộ Không được Tổ sư truyền tâm pháp chống lại lẽ Vô thường và dạy các phép biến hóa, cân đẩu vân ...
4- Với khả năng Tha tâm thông, tại sao Tổ sư không đuổi sớm người học trò ngỗ ngược mà phải chờ đến lúc hắn đã thành tài mới đuổi (có lần Tôn Ngộ Không, sau khi thành Hành giả hộ về Đường Tăng sang Tây trúc thỉnh kinh có quay lại động xưa nhưng không còn tăm tích của Thầy dạy đâu nữa)
Phải chăng ngoài việc hư cấu nhân vật, sự kiện để phục vụ cho chủ đề chính của tiểu thuyêt, tác giả Ngô Thừa Ân đã sử dụng nhiều điển, sự tích, nhân vật trong Phật Giáo. Có thể đa số đều cọi những chất liệu Phật đạo Ngô Thừa Ân sử dụng trong Tây Du Ký là Phật Giáo Đại thừa, tuy nhiên giữa Đại thừa và Phật Giáo Nguyên thủy có những căn gốc chung không phải khác biệt hoàn toàn. Vậy nếu dùng lăng kính Phật Giáo Nguyên thủy thì có giải thích được sự kiện Thầy Tu Bồ Đề đuổi Tôn Ngộ Không không nhỉ ?
Liệu những điều dưới đây có phải là nguyên nhân không ?:
1- Tôn Ngộ Không tu tập Thiền định và đã đạt được các bậc thiền, đạt được một số thần thông nhất định và tưởng đã thoát được quy luật Vô thường. Như vậy là vướng vào Thường kiến.
2- Đức Phật thời hiện tiền ngăn cấm các đệ tử không được tùy tiện biểu diện thần thông, thầm chí phải nhịn nhục khi bị ngoại đạo chê bai ... bởi việc đó không phải là mục đích và con đường tu tập Phật đạo,
3- Tuy có căn cơ nhưng Tôn Ngộ Không không đi đúng con đường trung đạo: không thông hiểu đầy đủ cả Tứ diệu đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) hay tam tướng (vô thường, Khổ, Vô ngã). Một số căn tính của Tập đế không diệt trừ được (vẫn tham, mạn, tà kiến)
Bởi vậy mà Tổ sư không thể dung nạp được người học trò đã sai đường, phải đuổi để học trò có thể tu tập lại từ đầu mới hy vọng thành chính quả:
Ngộ Không nghe nói, ứa hai hàng lệ, nói: Tôn sư bảo con đi đâu?
Tổ sư nói: Nhà ngươi từ đâu đến thì hãy về đấy!
Thời nay, sự việc Tôn Ngộ Không bị đuổi về tu tập lại từ đầu này có giúp gì người học Phật không nhỉ? Mỗi người sẽ có câu trả lời cho riêng mình. Hy vọng đã là Phật tử, ai cũng cần hiểu thấu mục tiêu và lộ trình con đường tu tập, tránh lầm lạc tự mãn với vài thành tựu bên lề mà phí hoài công sức thời gian và chịu nhiều khổ nạn.
Ngày đau xót 30/4/2019
Doãn Quốc Khoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét