Rồi khi hiểu thêm Phật pháp chút nữa thì lại thấy Tây Du Ký chính là truyện về tu tập Phật đạo rất bổ ích, dù là Phật Giáo Đại thừa nhưng nếu về bản chất thì cũng chung nguồn cội với Phật Giáo Nguyên thủy. Truyện TÂY DU KÝ có chen lẫn, pha tạp một số nội dung Nho, Đạo giáo nhưng đây là tiểu thuyết và Tác giả sáng tác trong thời của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên thịnh hành.
Tuy nhiên hàm lượng Phật học trong TÂY DU lại là phần chính, nhiều hơn hẳn so với hai vị đồng hành kia, nếu không muốn nói là truyện Tây Du Ký chính là sách về Phật học.
Chẳng rảnh lắm nhưng cũng muốn thỉnh thoảng tản mạn chút về chủ đề này cho vui và cũng để tri ân Tác giả của truyện TÂY DU và biết đâu minh oan được phần nào cho Ngô Thừa Ân và tác phẩm TÂY DU KÝ, 1 trong 4 đại tiểu thuyết thời Minh Thanh.
Vậy: Nguyên nhân gì mà Mỹ Hầu vương bỏ Hoa quả sơn đi học đạo
Ai cũng biết truyện TÂY DU KÝ có 5 nhân vật chính, trong đó quan trọng nhất là Tôn Ngộ Không (TNK). Trước khi được chọn tham gia đoàn thỉnh kinh, TNK chỉ là con Khỉ sinh ra từ quả trứng đá ở núi Hoa quả sơn. Do dũng cảm vượt thác nước tìm ra động Thủy liêm mà được bầy khỉ tôn làm Vua, tự xưng là Mỹ hầu vương. Tại sao Khỉ đá không an hưởng ngôi vua sung sướng được hầu hạ cung phụng mà vất vả hơn chục năm đi hết Nam Thiệm Bộ châu, vượt biển sang Tây Ngưu Hạ châu để tìm thầy học đạo. CHúng ta xem đoạn này nhé:
Hầu vương hưởng phúc vui vẻ, thoắt
đã ba bốn trăm năm. Một hôm, Hầu vương đang cùng bạn bè yến tiệc vui vẻ, bỗng
nhiên trở nên phiền não, nước mắt giàn giụa. Lũ khỉ thấy thế sợ hãi sụp lạy, hỏi:
- Đại vương làm sao thế?
Hầu vương nói:
- Ta tuy trong lúc vui thích, nhưng có một điều
phải lo xa, cho nên phiền não.
Lũ khỉ lại cười, nói:
- Đại vương thực không biết thế
nào là đủ. Chúng ta đang ngày ngày hưởng sung sướng ở nơi phúc địa non tiên, thần
châu cổ động, không chịu kỳ lân cai trị, phượng hoàng quản lý, lại chẳng bị vua
chúa nhân gian câu thúc, tự do tự tại, thực là vô cùng hạnh phúc, việc gì phải
lo xa, chuốc lấy phiền não nữa!
Hầu vương nói:
- Ngày nay tuy không phải theo
pháp luật của vua chúa, không sợ oai quyền của thú muông, nhưng một mai tuổi
già sức yếu, lão Diêm vương vẫn ngấm ngầm quản lý. Một ngày kia chết đi, chẳng
hóa uổng công sinh ở thế gian, không được hưởng mãi phúc trời ư?
Lũ khỉ nghe nói như thế, con nào con nấy cúi đầu
che mặt khóc thút thít, lo sợ về nỗi vô thường.
Bỗng trong ban bệ, một con vượn
lưng thẳng nhảy ra, lớn tiếng thưa rằng:
- Đại vương biết lo xa như thế, vậy
là đạo tâm thực đã khai phát rồi đấy. Hiện nay ngoài năm giống[18] thì có ba bậc
danh sắc là không bị Diêm vương cai quản.
Hầu vương nói:
- Nhà ngươi có biết ba bậc ấy không?
Con vượn thưa:
- Đó là ba bậc: Phật, tiên và thần
thánh, thoát khỏi luân hồi, không sinh không diệt, thọ ngang cùng trời đất, núi
sông.
Hầu vương nói:
- Ba bậc ấy ở đâu?
Con vượn thưa:
- Họ ở ngay trong thế giới Diêm
phù này[19], những nơi động cổ, núi tiên.
Hầu vương nghe nói, trong lòng thỏa
mãn vui mừng nói rằng:
- Ngày mai ta sẽ từ giã các ngươi
xuống núi, đi khắp góc biển chân trời, quyết tâm tìm cho được ba đấng ấy, học lấy
phép sống mãi không già, để tránh nạn Diêm vương.
Ôi, câu nói đó thúc giục vượt qua
lưới luân hồi, làm thành Tề Thiên đại thánh!
Vậy nguyên nhân Mỹ hầu vương bỏ lại thần dân đi tầm ĐẠO chính là do đạo Tâm được khai phát, cảm nhận được quy luật VÔ THƯỜNG mà quyết chí đi tìm đạo để mong được "thoát khỏi luân hồi, không sinh không diệt"
Liệu có phải truyện TÂY DU có liên hệ với sự tích Thái tử Tất Đạt Đa, sau khi tiếp xúc với 3 cảnh già, bệnh, chế đã nhận ra đời sống đau khổ của nhân loại do quy luật Vô thường và đang đêm bỏ trốn khỏi kinh thành, bỏ lại vợ con, ngai vàng và cuộc sống đế vương, chịu đựng gian khổ, quyết đi tìm con đường giải thoát để thoát khỏi luân hồi sinh tử
1/4/2019
DQK
1/4/2019
DQK
Ghi chú: các chữ nghiêng là trích nguyên văn trong truyện TÂY DU KÝ, NXB Văn học 2010
Ai muốn tải về xin nhấp vào đây: TÂY DU KÝ Ngô Thừa Ân
Ông Khoa - ngoài kiết thức uyên bác về xây dựng của 1 KTS còn hiểu biết nhiều về lĩnh vực phật giáo nữa; Chúc mừng Ông ( tôi đã cộng tác với ông khi XD công trình lăng ngài thượng tướng quân Doãn Nỗ ở TP Hưng Yên)
Trả lờiXóaCảm ơn Anh đã quá khen, anh cho biết đt hay facebook để hầu chuyện nhé
Xóa