Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2019

Thấy và Biết - bài từ Facebook "Một Đóa Tường Vi"

Thấy và Biết
Chỉ còn vài ngày nữa thôi tôi sẽ về lại quê hương, tạm biệt trường thiền Pa Auk. Cảm ơn nơi này đã cho tôi trải nghiệm rất nhiều điều, gặp rất nhiều người và học được nhiều bài học quý giá. Ở đây tôi gặp sư P.T người chuyên phiên dịch trong các buổi giảng cho người Việt Nam, sư là người có chất giọng rất đặc biệt giống như những người làm trong đài truyền hình Vn.
Sư P. T xuất gia lúc đang học đại học Bách Khoa Hà Nội năm thứ 2. Sư sang Myanmar xuất gia với trưởng lão Thiền sư Pa Auk , 6 năm sư lần lượt ở trong các rừng thiền của Srilanka, Myanmar và Malaysia kết thúc 6 năm “tìm đạo “ sư mới về thăm nhà lần đầu tiên. Hiện nay sư ở cố định tại trường thiền Pa Auk nỗ lực tu tập Thiền định, và dịch sách của các Thiền sư.

Rồi tôi gặp một Việt Kiều sinh sống ở Mỹ gần 30 năm, là một luật sư gốc Đà Nẵng gia đình hết sức sung túc nhưng bỏ vợ đẹp nhà sang qua đây xuất gia. Đối với họ điều kiện vật chất quá dư dã nhưng chấp nhận bỏ hết để sống trong một môi trường rất nghiêm khắc về giới luật. Các Ngài ko được giữ tiền, ko được chứa thức ăn qua đêm, sau giờ ngọ là tuyệt đối k được ăn bất cứ thứ gì ngay cả bột ngũ cốc hay hạt chia, những gì trong luật cấm là k được dùng. Họ k được tiếp xúc với người nữ một mình, họ thu thúc sáu căn một cách cẩn thận. Ngay khi đi khất thực, thức ăn cho vào một bát, bất kể ngon dỡ phải trộn đều lên mới được ăn ( việc này có người giám sát), làm như vậy để không có tâm phân biệt, ko đắm luyến, dùng thức ăn như một phương thuốc để nuôi thân thể. Những vị ở đây 5 năm, mười năm là những người k còn chú trọng việc ăn uống nữa (thức ăn ở Myanmar hơi khó ăn và rất nhiều dầu).
Tôi rất cung kính các vị ở đây, họ đều là những người rất trẻ, rất đẹp, oai nghi từ tốn, họ từ bỏ cả tuổi thanh xuân của mình để vào sống với núi rừng, mỗi ngày lên thiền đường 8h, sống tách biệt hoàn toàn với thế tục, với thế sự. Họ chỉ sống với sự chú tâm một cách liên tục vào chính hơi thở của họ, nhờ đó để phát triển định lực. Và tuyệt vời hơn nữa là họ sống trong sự hoà hợp của Tăng đoàn,được thân cận các bậc Chân nhân là các vị Thiền sư- người đang sống trong pháp và thành tựu pháp. Họ ko bôn ba tìm kiếm những vật chất xa hoa phù phiếm bên ngoài, họ ko đàn ca xướng hát, họ ko kinh doanh môn này món nọ, họ ko bán những lời kinh của Đức Phật chỉ để kiếm đôi ba đồng bạc lẻ. Nếu họ có nói họ nói đến giáo pháp đem lại tín tâm cho người Phật tử và khi họ im lặng đó là sự im lặng của bậc Thánh.
Có rất nhiều thứ nếu chúng ta ko đến sống trong đó, ko thực hành theo đó thì sẽ ko thể nào biết tường tận được. Nếu chúng ta ở một chỗ mà chỉ đọc qua vài ba cuốn sách, nhìn thấy một vài người và cộng thêm sự tưởng tượng của mình mà đánh giá một tôn giáo hay một tổ chức thì việc đó ko khác gì “ếch ngồi đáy giếng”, càng kêu to càng cho người khác biết quá rõ về sự nông cạn hẹp hòi của mình, người ta càng nghi ngờ về đạo Đức và trình độ nhận thức của mình. Tôn giáo nào cũng sẽ có kẻ xấu người tốt, xấu ko thể bao che, nhưng cái xấu đó ko phải là tất cả. Cái đẹp luôn bị vùi dập, bị đánh tráo và nó tiềm ẩn rất vi tế, cái gì càng quý giá thì nó càng kín đáo, càng khó thấy khó nhận ra. Vậy ai là người nhìn thấy cái đẹp đó chắc hẳn phải là những người có trí tuệ, có con mắt thấu đáo mới nhận ra, kẻ thấp kém chỉ nhìn thấy được cái thô phù bên ngoài mà cho là tất cả. Quả thực ko khó khi đưa ai đó vào cái bẫy gọi là ái tình mà mình đang là người chủ động và có toan tính, ngay khi bản chất của mỗi con người đều bị ái dục, tham lam chi phối và nhất là đối với những ai ko được thu thúc trong giới luật. Điều đáng buồn ở đây là càng ngày người ta càng tưởng tôn giáo, chùa chiền và tu sĩ là miếng mồi ngon để khai thác thông tin, để viết những “hot trend” câu view trục lợi. Như đã nói ở trước, xấu ko thể bao che, ko có lửa sẽ ko có khói, ai làm người ấy chịu xin đừng vơ đũa cả nắm mà tội cho những người đang thực hành chánh đạo một cách nghiêm túc. Việc “ mượn gió bẻ măng” đào sâu và thêm thắt sự việc là một việc làm ko có đạo đức. Nhất là đối với những người đứng trên bục giảng, đào tạo một thế hệ trẻ vừa mới bước chân vào đời đã có những ác cảm, thành kiến với tôn giáo. Cái hay cái đẹp, sự hi sinh của những nhà tu hành chưa được ghi nhận, được tôn trọng mà đã nhồi nhét vào đầu của giới trẻ những nhận thức sai lạc, xấu xa. Vậy thì tác phong đạo đức nghề nghiệp của những người này ở đâu?
Những ngày đi thiền hành nơi đây thỉnh thoảng tôi bị phóng tâm về việc này, nhìn Phật giáo nước người ta mà tự thấy thương cho quê hương mình. Có lẽ sẽ chẳng thể nào thay đổi được, tôi tự an ủi mình thôi thì pháp hữu vi nào mà ko đi từ thành đến hoại, sanh sanh diệt diệt “pháp nhĩ như thị”. Tôi ko cho đạo Phật ở Myanmar là tuyệt đối thanh tịnh, nhưng riêng ở nơi trường thiền này quả thực là tâm phục khẩu phục, nơi này các bậc Thánh Nhơn và phi Nhơn thảy đều cư ngụ, chánh pháp vẫn còn nơi đây mầu nhiệm và thiêng liêng biết chừng nào.
Tôi sẽ về lại giữa lòng Sài gòn nhộn nhịp huyên náo, nơi mà người ta có thể đâm chém nhau với bất cứ lí do gì. Tôi thấy mình lạc lõng giữa dòng người xuôi ngược và nhớ thương về những mùa trăng cũ nơi đây. Nhớ về khung cảnh núi rừng u tịch với gần 600 vị Tỳ kheo mà ko hề có một tiếng động, tưởng như hội chúng thời Đức Thế Tôn còn tại thế hôm nào. Nhớ về bóng dáng độc hành, sống hạnh viễn ly của một vị Tỳ kheo trẻ bỏ tuổi thanh xuân ở bên kia núi đồi. Nhớ về những lúc lên thiền đường ngồi với đại chúng trong an yên và tràn đầy hỷ lạc. 400 người ngồi im lìm bất động đẹp như những pho tượng được điêu khắc một cách công phu, bất kể trời nắng hay mưa họ vẫn nhẫn nại và kiên trì. Chỉ tiếc là cảnh tượng này chỉ có ở nơi đây, nếu ko thì họ đâu có “ quánh một cái giá” chung cho Phật giáo như vậy. Tôi sẽ đem về hết những gì thu lượm được trong hành trình này, cất giữ vào một góc sâu thẳm trong hồn để thấy rằng mình rất may mắn được đến nơi đây và có lòng tin tuyệt đối vào Chánh pháp. Tôi sẽ quay lại nơi đây một ngày ko xa, và với một thời gian dài hơn vì biết rằng bên ngoài kia chẳng có gì đáng để theo đuổi, mọi thứ đều vô thường và tan hoại bất cứ lúc nào. Có những thứ tưởng Phước mà là họa, cho là thiện nhưng sự thật là ác , nếu ko khéo thì rơi vào ba ác đạo ko thể nào biết được . “Chỉ có Pháp hiện tại, tuệ quán chính ở đây, tự mình nương tựa mình..” Cảm ơn những trận phong ba bão tố và sóng nghiệp xô đẩy trong cuộc đời con mới cảm nghiệm hết những lời dạy của Thế Tôn, Ngài là tối thượng và bất diệt trong trái tim con...
Nguồn: https://www.facebook.com/vy.tran.3597?__tn__=%2CdCH-R-R&eid=ARCgvoijQG5EgVwvTfKGglFpyxqCpabQne8RqSCPtWomezHVZaCzjQfyV4w4E6qjeWu81c4ofodexLZq&hc_ref=ARSMAA5htmwl5U01d0CGgPUIc3mtjOSO37VO4WBZUhN7f8pZiNsZyXTN196o0qeDY6M&fref=nf&hc_location=group

Cảm ơn Một Đóa Tường Vi đã viết những cảm nhận và thông tin về Thiền lâm Pa Auk. Ở miền bắc hiện nay cũn đã  có 1 nơi hướng dẫn tu tập theo phương pháp của Ngài Pa Auk, đó là chùa Phúc Minh (Minh Quang, Vũ Thư, Thái Bình). Trụ trì và trực tiếp hướng dẫn thiền sinh là sư Thanh Minh, người cũng tu tập tại Thiền Lâm Pa Auk bên Myanmar 4 năm và về lại chùa 2016.
Hiện chùa Phúc Minh vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng một số điều kiện tối thiểu cũng gần giống như Thiền Lâm Pa Auk bên Myanmar.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét