Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

TÂY DU 03: Tại sao Tôn Ngộ Không tu tập thành tài mà lại bị Thầy dạy đuổi đi.

Hồi thứ hai, sau khi thể hiện quyết tâm tu tập để vượt được quy luật Vô thường, Tôn Ngộ Không được Thầy truyền cho phép sông lâu màu nhiệm (việc truyền phép này có điểm hao hao tích Ngũ tổ Hoàng Nhẫn truyền tâm pháp cho Lục tổ Huệ Năng trong Thiền tồng Trung Hoa). Với căn cơ và bản tính thông minh, Tôn Ngộ Không đã lĩnh hội và thực hành  phép "cứ khoảng thời gian từ sau giờ Ngọ đến trước giờ Tý, tự mình điều hòa hơi thở" (chắc là phép Thiền định với đối tượng là hơi thờ chăng)

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

Tụng bài Kinh HẠNH PHÚC (MAṄGALA SUTTA) như thế nào?

Một trong những bài kinh được đưa vào loại nhật tụng của người cư sĩ Thethevada là HẠNH PHÚC KINH (MAṄGALA SUTTA). Xin được chia sẻ một số kinh nghiệm của cá nhân: 
1- Nên học thuộc, hiểu đầy đủ ý nghĩa từng điều trong 38 điều Phật dạy đẻ khi tụng đọc đến đâu hình dung ngay nội dung đến đó 
2- Nếu tụng đọc bằng tiếng Pali thì quá tốt nhưng với người đã có tuổi,việc phảihọc thuộc lòng băng tiếng Pali sẽ rất khó khăn và càng khó khi vừa đọc lại vừa quan chiếu ý nghĩa tưngf điều sang nghĩa Việt

GIÁC NGỘ LÀGÌ? (BS Phạm Doãn)


I. Giác ngộ của các tôn giáo Abrahamic (Do Thái, Thiên Chúa, Hồi giáo)  II. Giác ngộ của Ấn Giáo (gồm nhiều tông phái phát triển từ triết học Vệ Đà)    III. Giác ngộ của Đạo Phật phát triển  IV. Giác ngộ theo quan điểm của một số các đạo sư đương thời    V. Một số các quan điểm phổ thông hiện nay về giác ngộ    VI. Giác ngộ theo giáo pháp của Đức Phật Gautama

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2019

Đạo Lộ Tu Tập của Phật Giáo Theravada (BS Phạm Doãn)

 Đạo Phật nguyên thủy là Đạo Phật được dạy bởi Đức Phật Gautama và giáo pháp của ngài hiện vẫn còn được lưu giữ lại trong tam tạng kinh điển hệ Pali (Nikaya). Dù rằng trong thực tế đa số người tìm đến Đạo Phật chỉ như một nhu cầu tín ngưỡng, vẫn có một số ít cá thể thực sự tìm đến với Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát. Trong trường hợp này, người tìm đến Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát rất cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa Đạo Phật “nguyên thủy” và các Đạo Phật không phải là “nguyên thủy”,

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2019

Vài đặc điểm quan trọng của Đức Phật

Người Việt Nam, phải đến 90% tự nhận là theo Đạo Phật nhưng 90% trong số đó nghĩ đơn giản theo Đạo Phật là làm thiện, tránh ác rồi tháng 1, 2 lần đến chùa lễ lạt mà chẳng mấy ai thấy cần phải đọc, phải học thì mới thành Phật tử được. Bởi vậy mà ngay cách hiểu về Đức Phật cũng nhiều sai lạc thậm chí biến Đức Phật thành vị thần linh có thể biến hóa, thưởng phạt .... Trong  tu tập Phật pháp, đức Tín đứng đầu tiên trong Ngũ căn Ngũ lực. Hiểu không đúng đắn về Đức Phật thì làm sao có đức Tín đúng đắn đối với Giáo pháp mà tu tập.

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2019

HẮC -BẠCH phân minh

Có 1 cuốn sách rất bổ ích cho người tu tập Phật đạo, đó là cuốn ĐOẠN TRỪ CÁC LẬU  HOẶC của Ngài Acharya Buddharakkhita (Tỳ khưu Pháp Thông dịch)  đã giải thích và hướng dẫn chi tiết cách tu tập theo lời Đức Phật dạy trong bài kinh TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC (thuộcTrung bộ kinh).  Xin được trích mục 1.4 nói về cách nhận biét, phân biệt ác phapcs và thiện pháp (HẮC BẠCH PHÂN MINH)  của cuốn sách nói trên.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2019

Tóm tắt bài giảng về phương pháp niệm hơi thở của ngài Pa Auk


Bốn bài giảng Về Niệm Hơi Thở Của Ngài Pa-Auk Tại Khóa Thiền Florida Tháng 4/2006 khádài và chung với nội dung pháp học nên hơi khó thuộc. Để thuận lợi trong khi thực hành tu tập cho người mới, xin được tóm tắt gọn lại. Tuy nhiên, Người tu tập vẫn cần thường xuyên  xem kỹ đầy đ tất cả 4 bài này để chiêm nghiệm và thực hành đúng hướng dẫn chi tiết của Ngài, kèm theo cả những nội dung khác nữa về Pháp học. Có thể tải về theo địa chỉ  ở cuối bài viết. 

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

Cư sỹ Thiều Chửu, một tấm gương chấn hưng Phật Giáo thời Pháp thuộc


"Thiều chửu nghĩa là chổi quét bụi" mà bụi đây là bụi, những uế tạp của Phật Giáo thời đó (chắc độ úe tạp không thể  sánh được như thời nay mà điển hình là sự kiện chùa Ba Vàng vừa qua)
Nhân thực trạng đáng suy nghĩ của Phật Giáo hiện nay, lại nhớ đến thời kỳ "Chấn hưng Phật Giáo" thời trước CM tháng 8 và Cư sỹ Thiêu Chửu, 1 nhân vật, có  những đóng góp đặc biệt cho lịch sử nói chung và phòng trào chấn hưng Phật Giáo thời đó. Chắc khá nhiều Phật tử Việt Nam không biết đến Ngài. 
Xin phép được lược trích một chút tư liệu có trên mạng

Đức Phật dạy Rahula (La Hầu La) giữ Thân Khẩu Ý trong sạch và tướng Vô ngã


Thật rất khó tưởng tượng một cậu bé có thể sống đời cao thượng theo bậc xuất gia. Nhưng Sa-di Rahula (La Hầu La) vừa thông minh vừa đặc biệt biết vâng lời và tôn trọng giới luật lại rất chuyên cần tu học. Kinh sách ghi rằng, mỗi sáng Sa di dậy thật sớm, ra ngoài bốc lên tay một nắm cát, tung ra và nguyện: "Mong rằng ngày hôm nay ta học được nhiều như bao nhiêu cát đây!"

Chủ Nhật, 7 tháng 4, 2019

Phật Giáo là gì? Có phải là Triết học, Tôn giáo hay Luân lý không"


Người học Phật phải lấy NGŨ CĂN làm thành NGŨ LỰC (Tín - Tấn - Niệm - Định - Tuệ) để làm nền tảng cho tu tập. TÍN đứng đầu tiên nên việc có lòng TIN vào Đức Phật và Giáo pháp của Đức Phật cũng cần được xác tín đầu tiên. Vậy cũng nên đọc những bài về Đức Phật để tăng và duy trì đức TÍN. Xin trích một số phần trong sách Đức Phật và Phật pháp để tiện cho người chưa có thời gian đọc sách này. 

Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2019

Du Hành Với NGHIỆP (Kamma) Là Tấm Vé

Nhân đọc cuốn sách LUẬN GIẢI VỀ NGHIỆP (tác giả Sayadaw Dr. Nandamalabhivamsa, người dịch Pháp Triều, NXB Tôn Giáo 2018) thấy rất bổ ích cho người học Phật, nhất là trong bối cảnh bị hoang mang  trước sự kiện chùaBa Vàng gần đây. Xin được  trích Chương mười "Du Hành Với NGHIỆP (Kamma) Là Tấm Vé" để mọi người xem trước. Nếu thấy cần có thể thỉnh sách qua Facebook của đạo hữu  Pháp Triều (người dịch sách)  hoặc tải file PDF TẠI ĐÂY

Đức Phật - Ngài là ai và có tính cách gì?











Người học Phật phải lấy NGŨ CĂN làm thành NGŨ LỰC (Tín - Tấn - Niệm - Định - Tuệ) để làm nền tảng cho tu tập. TÍN đứng đầu tiên nên việc có lòng TIN vào Đức Phật và Giáo pháp của Đức Phật cũng cần được xác tín đầu tiên. Vậy cũng nên đọc những bài về Đức Phật để tăng và duy trì đức TÍN. Xin trích một số phần trong sách Đức Phật và Phật pháp để tiện cho người chưa có thời gian đọc sách này.
"Các Đấng Như Lai chỉ là những vị thầy"-- Kinh Pháp Cú

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019

Đức Phật: Chiến Đấu Để thành đạt Đạo Quả


Người học Phật phải lấy NGŨ CĂN làm thành NGŨ LỰC (Tín - Tấn - Niệm - Định - Tuệ) để làm nền tảng cho tu tập. TÍN đứng đầu tiên nên việc có lòng TIN vào Đức Phật và Giáo pháp của Đức Phật cũng cần được xác tín đầu tiên. Vậy cũng nên đọc những bài về Đức Phật để tăng và duy trì đức TÍN. Xin trích một số phần trong sách Đức Phật và Phật pháp để tiện cho người chưa có thời gian đọc sách này.
Chương này có các mục: Cuộc Chiến Đấu; Thay Đổi Phương Pháp: Tuyệt Thực; Ma Vương Ác Tâm Cám DỗCon Đường "Trung Đạo"Bình Minh Của Chân Lý.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Đức Phật - Từ Đản Sanh đến Xuất Gia


Người học Phật phải lấy NGŨ CĂN làm thành NGŨ LỰC (Tín - Tấn - Niệm - Định - Tuệ) để làm nền tảng cho cả quá trình tu tập. TÍN đứng đầu tiên nên việc có lòng TIN vào Đức Phật và Giáo pháp của Đức Phật cũng cần được xác tín đầu tiên. Vậy cũng nên đọc những bài về Đức Phật để tăng và duy trì đức TÍN. Xin trích một số phần trong sách Đức Phật và Phật pháp để tiện cho người chưa có thời gian đọc sách này.
"Một Chúng Sanh duy nhất, một Con Người phi thường, xuất hiện trong thế gian này, vì lợi ích cho phần đông, vì hạnh phúc của phần đông, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc của chư Thiên và nhân loại." -- Kinh Tăng chi bộ

Thứ Tư, 3 tháng 4, 2019

33 nhận xét về Kinh Chuyển pháp luân

Đa số người học, tu tập Phật học đều biết đến bài kinh CHUYỂN PHÁP LUÂN, bài pháp đầu tiên Đức Phật thuyết ngay sau khi thành Đạo. Tuy chỉ có 5 anh em Kiều Trần Như nghe nhưng nội dung bài Kinh có ý nghĩa cự kỳ quan trọng, không phải vì là lần đầu tiên mà ở giá trị nội dung. Người bình thường sẽ không thể biết hết những giá trị của bài Kinh nhưng thật may, Ngài Narada khi viết cuốn ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP đã dành riêng cho bài KInh này 1 mục riêng và có 33 nhận xét giúp  chúng ta.

Tản mạn TÂY DU 02: Quá trình tìm Thầy học Đạo của Hầu vương

Bài TẢN MẠN TÂY DU trước chỉ ra vai trò quan trọng của việc nhận thức ra quy luật VÔ THƯỜNG để có thể kiên định con đường tu tập. Nếu Hầu vương mải mê đắm say vào hưởng dục lạc ngũ trần của một vị vua, không cảm nhận thấy cuộc đời là VÔ THƯỜNG hoặc tuy thấy và  sợ giặc VÔ THƯỜNG  nhưng vẫn  dễ duôi, không chịu tìm cách để giải thoát, quyết không ỉ lại vào con cháu, mà  một mình  lặn lội ra đi để tìm THầy học Đạo thì hẳn chúng ta không được xem tiếp câu chuyện hấp dẫn và bổ ích này.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Tản mạn TÂY DU: Nguyên nhân gì mà Mỹ Hầu vương bỏ Hoa quả sơn đi học đạo

LÝ DO: Thời trẻ rất thích truyện TÂY DU KÝ với các nhân vật thần tiên ma quái, Phật, Bồ-tát. Lớn vẫn thích với những liên hệ giữa truyện hư cấu với đời thực. Khi học được ít giáo lý Đạo Phật thì thấy sai sai, nhất là đọc bài viết của một số bậc cao học về Phật pháp, phê phán nặng nề Ngô Thừa Ân, coi tác phẩm Tây Du Ký là phỉ báng Đạo Phật.
Rồi khi hiểu thêm Phật pháp chút nữa thì lại thấy Tây Du Ký chính là truyện về tu tập Phật đạo rất bổ ích, dù là Phật Giáo Đại thừa nhưng nếu về bản chất thì cũng chung nguồn cội với Phật Giáo Nguyên thủy. Truyện TÂY DU KÝ có chen lẫn, pha tạp một số nội dung Nho, Đạo giáo nhưng đây là tiểu thuyết và  Tác giả sáng tác trong thời của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên thịnh hành.