Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

NGŨ DỤC VÀ DIỆT TRỪ NGŨ DỤC

Ngũ dục là 5 sự ham muốn của một chúng sinh, thích được thỏa mãn đầy đủ năm trần cảnh nên ngũ trần.
cũng gọi là 
1- Tài dụcHam muốn tiền bạc của cải, vàng ngọc, tài sản vật chất.
2- Sắc dục: đắm say đam mê sắc đẹp mỹ miều.
3- Danh dụcTham muốn địa vịquyền cao chức trọng, danh thơm tiếng tốt.
4- Thực dụcTham muốn ăn uống cao lương mỹ vị ngon nhiều.
5- Thùy dụcTham muốn ngủ nghỉ nhiều
Đức Phật thường ví:
Dục vọng như khúc xương khô. Ngài nói, cũng như một con chó đói, gầy ốm, mệt mỏi, đến bên chỗ mổ bò. Người đồ tể quăng cho con chó một khúc xương đã rút tỉa hết thịt. Con chó lượm được khúc xương rồi chạy đến chỗ này chỗ kia mà gặm, đến rách môi, mẻ răng, hoặc gây thương hại cuống họng, nhưng con chó không vì vậy mà đoạn trừ được đói. Cũng vậy, “Dục vọng như bộ xương khô, hoan lạc ít mà khổ não lại nhiều, đầy dẫy nguy hiểm”.5
Dục vọng như miếng thịt thối. Hãy hình dung trên cánh đồng cách thôn xóm không xa, có một miếng thịt rơi trên khoảng đất trống, một con quạ tìm thấy và mang miếng thịt ấy bay đi, rồi những con quạ khác trông thấy đuổi theo để tranh giành. Thế nào? Nếu con quạ ấy không vội vã xả bỏ tức khắc miếng thịt này thì liệu những con quạ khác có dừng sự truy đuổi chăng? Không thể, những con khác sẽ truy đuổi, tranh giành cho đến cùng. Đức Phật kết luận: “Cũng vậy, dục vọng như miếng thịt, hoan lạc ít mà khổ não nhiều, đầy những nguy hiểm”.6
Dục vọng cũng như bó đuốc. Người cầm bó đuốc đang cháy mà đi ngược gió, nếu không liệng bỏ tức khắc nhất định sẽ bị cháy tay, cháy người. 
Dục vọng cũng như hầm lửa lớn, nếu một người không ngu si, không điên đảo, chỉ muốn hạnh phúc, ghét sự đớn đau, thì người ấy không lý do gì lại nhảy vào hầm lửa. 
Dục vọng như con rắn độc to lớn, dữ dằn. Nếu một người không ngu, không điên đảo, muốn hạnh phúc, ghét khổ đau, muốn sống chứ không muốn chết, thì không dại gì mà thò tay cho con rắn cắn.
Dục vọng cũng như giấc mộng. Một người nằm mộng, thấy mình sung túc, năm thứ dục lạc thỏa thích, nhưng khi tỉnh dậy, một thứ cũng không thấy. 
Dục vọng cũng như đồ vay mượn. Vay mượn càng nhiều thì trả càng mệt7.
Tóm lạingũ dục như xương khô, như miếng thịt, như bó đuốc, như hầm lửa, như rắn độc, như giấc mộng, như vật vay mượn… ẩn chứa tiềm tàng những mối hiểm nguy, vui ít khổ nhiều, đau khổ càng nhiều hơn. Vì vậycon đường tu tập của Phật giáo là con đường xuất ly, đoạn tận, diệt trừ sự tham muốn các dục, bởi đó chính là nguyên nhân của mọi khổ đau, hệ lụyĐức Phật từng nói, nếu ai diệt được dục thì Ngài sẽ xác chứng cho người ấy “thành quả thần thông, các lậu diệt tận”8.
Bởi vậy mà Đức Phật dạy cần phải liễu tri ba điều về  dục, sắc pháp và cảm thọ
Liễu tri về dục
- Vị ngọt của dục là năm pháp tăng trưởng dục: các sắc, thanh, hương, vị, xúc khả ái do năm giác quan tiếp nhận, khiến phát sanh lạc và hỷ.
- Sự nguy hiểm hay tai họa của dục: vị ngọt của dục chỉ tột cùng đến đó chứ không thể hơn nữa, nhưng tai họa của nó thì rất nhiều:
+ Vì theo đuổi năm thứ ấy mà phải vất vả làm lụng đủ thứ nghề nghiệp.
+ Sự đau khổ thất vọng ê chề nếu sau bao nhiêu nỗ lực theo đuổi mà vẫn không có được điều mình muốn.
+ Sự mất công gìn giữ, lo sợ mất mát khi đã có được.
+ Nỗi đau khổ ghê gớm khi tài sản đã có bị mất trộm, bị tịch thu, bị trôi, bị cháy, bị con hư phá tán.
+ Vì các dục mà chiến tranh xảy ra khắp nơi giữa người với người; ngay cả trong gia đình, vợ chồng con cái cũng tranh chấp nhau, đưa đến tử vong hoặc đau khổ gần chết.
+ Do dục mà con người trở nên hung bạo tán tận lương tâmđánh nhau chết bỏ.
+ Do dục mà có cướp bóc giết hại, và có những hình phạt ghê gớm dành cho tội nhân.
+ Do dục mà con người làm các ác hành về thân, ngữ, ý, chết đọa vào các cõi dữ. Đấy là những nguy hiểm của dục.
- Sự xuất ly của dục: là điều phục lòng tham đối với sắc, thanh, hương, vị, xúc, cho đến đoạn tận tham dục, là đoạn trừ dục, xả ly dục, diệt tận dục, vượt qua khỏi dục mà thoát ly.
Liễu tri sắc
Ở đây, Thế tôn lấy nữ sắc làm ví dụ:
- Vị ngọt của sắc là vẻ đẹp nơi thiếu nữ, gợi lên cảm giác hỷ lạc nơi người nhìn.
- Nguy hiểm là vẻ già xấu, đầu bạc, răng rụng, lưng còng, gối rũ, bệnh hoạn nằm một chỗ. Nguy hiểm nữa là vẻ ghê tởm của xác chết khi bị quăng bỏ nơi nghĩa địa, cho đến khi chỉ còn là những đốt xương rời rạc, tan thành tro bụi.
- Sự xuất ly khỏi sắc là điều phục dục tham đối với sắc, cho đến đoạn trừ tham dục.
Liễu tri thọ
Phật đưa ra hỷ lạc thiền định, để hiển thị ngay cả lạc thọ vô hại ấy cũng còn có nguy hiểm, huống hồ các lạc thọ khác. Vị ngọt là hỷ lạc do ly dục ở sơ thiềnhỷ lạc do định ở nhị thiền, lạc ở tam thiền, xả niệm thanh tịnh ở tứ thiền. Đấy là vị ngọt tối thượng của cảm thọ, vì nó vô hại. Nguy hiểm của cảm thọ này là nó cũng vô thườngbiến hoại, nên là khổ. Sự xuất ly các cảm thọ là điều phục dục tham đối với các cảm thọ, đoạn trừ dục tham.
Đối với những ai không biết đúng như thật vị ngọt, tai họaxuất ly của dục, sắc và thọ thì không bao giờ có thể tự mình đoạn trừ dục, sắc và thọ, huống nữa là đoạn trừ cho kẻ khác.
Liễu tri năm uẩn
Thấy biết đúng như thật về vị ngọt, tai họa và con đường xuất ly của dục, sắc và thọ một cách toàn diện thì cần phải quán chiếu hay hành thâm Bát-nhã để thấy bản chất của năm uẩn là vô thườngduyên sanh và vô ngã.
Bản chất hay tự tánh của năm uẩn là Không! Đó là sự thật, nhưng không phải ai cũng chứng ngộ được sự thật này, chính vì vậy mà chúng sanh bị trôi lăn trong sanh tử luân hồi, nhận chịu không biết bao nhiêu khổ đau, ách nạn, lo âusợ hãi. Kinh nói: Đối với sắc (thọ, tưởng, hành, thức) không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dụctâm không giải thoát, thì không thể đoạn trừ khổ não, không vượt qua khỏi sự sợ hãi về sanh, già, bệnh, chết. Do đó, Đức Phật khuyên các Tỳ-kheo phải luôn quán chiếu để thể ngộ năm uẩn là vô thường: “Các ông hãy quán sát sắc (cũng như thọ, tưởng, hành, thức) là vô thường.” Quán sát như vậy được gọi là quán sát chân chínhHiểu biết như vậy được gọi là biểu biết chân chính. Khi đã quán sát và hiểu biết chân chính thì sẽ sanh ra nhàm tởm. Khi đã nhàm tởm thì dứt sạch tham muốn và ưa thích. Sự dứt sạch hỷ tham được gọi là tâm giải thoát10.
Đức Phật khẳng định: “Ai đối với sắc (thọ, tưởng, hành, thức) mà yêu thích, thì đối với khổ cũng yêu thích”. Một khi sống trong khổ đau mà cảm thấy yêu thích thì còn mong gì sự giải thoát? Thái độ vui thích trong khổ đau đó gọi là vô tri hay vô minh: “Vô minh là không biết, không biết tức là vô minh. Không biết những gì? Sắc là vô thường, mà không biết như thật sắc là vô thường. Sắc là pháp ma diệt mà không biết như thật sắc là pháp ma diệt. Sắc là pháp sanh diệt mà không biết như thật sắc là pháp sanh diệt”. Ngược lại là trí hay minh. Chỉ có người trí mới mong giải thoát khỏi khổ đau: “Ai không yêu thích sắc (thọ, tưởng, hành, thức), thì sẽ không thích khổ. Ai không yêu thích khổ, thì đối với khổ sẽ được giải thoát”11.
Đối với sắc (cũng như thọ, tưởng, hành, thức), nếu không biết như thật về sự tập khởi, không biết như thật về sự diệt tận, về vị ngọt, về sự tai hại và về sự xuất ly thì sẽ không đủ khả năng để vượt thoát khỏi sự trói buộc của chúng12.
Biết như thật về sự tập khởi của sắc là biết rằng sắc do nhân duyên sanh. Không một sự vật hiện tượng nào tự nó sanh ra và tự nó mất đi, mà tất cả đều phải nương vào nhau để sanh thành, tồn tại và hoại diệt. “Sắc là vô thường. Nhân và duyên sinh ra các sắc cũng vô thường. Vậy, các sắc được sanh từ nhân và duyên vô thường, làm sao có thể là thường được”? Hơn nữa, “sắc không phải là ngã. Nếu sắc là ngã, không nên ở nơi sắc mà bệnh, khổ sanh và cũng không thể có ước muốn khiến như vậy hay không như vậy đối với sắc. Vì sắc là vô ngã cho nên ở nơi sắc có bệnh, khổ sanh và nó cũng có ước muốn khiến như vậy, hay không như vậy đối với sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy”. Đó là như thật biết rằng năm uẩn chắc chắn sẽ diệt tận13.
Như thật biết vị ngọt của sắc là biết rằng trong sắc có tính chất khả ái, khả hỷ, khả lạc. Nghĩa là tất cả những gì có thể đưa đến sự yêu thích, sự cảm mến và tạo nên niềm vui, niềm hạnh phúc. Sự yêu mến, ưa thíchvui vẻ khởi lên từ đối tượng của năm uẩn gọi là vị ngọt của năm uẩn. Nhưng những vị ngọt ấy rất nguy hiểm, như giọt mật dính trên lưỡi dao bén. Để thỏa mãn lòng ham muốn vị ngọt của các uẩn, con người dấn thân vào các sanh kế để tồn tại và phát triển, dấn thân vào đường danh lợisự nghiệp, để rồi chịu đựng sự bức ép, quấy nhiễu của thời tiết, của cường quyền, của bệnh tật và lo sợ mất mát các sở hữu… Con người đi vào thế cạnh tranh, đấu tranh, chiến tranh là đi vào các nguy hiểm dẫn đến tử vong và bất chấp nhân nghĩa… Đó là khía cạnh nguy hiểm của các uẩn. Chừng nào có nhận thức như thật về năm uẩn như thế thì mới có cơ hội, ước muốn về sự xuất ly của các uẩn: “Nếu có Sa-môn, Bà-la-môn nào mà biết như thật về sắc, về sự tập khởi của sắc, về sự diệt tận của sắc, về vị ngọt của sắc, về sự tai hại của sắc, về sự xuất ly của sắc, thì Sa-môn, Bà-la-môn này có đủ khả năng vượt qua khỏi sắc” (thọ, tưởng, hành, thức cũng như vậy).
(trích từ bài viết "Con đường xuất ly" của THích Nguyên Hùng trên trang Thư viện hoa sen:
https://thuvienhoasen.org/a27921/con-duong-xuat-ly

Cũng chủ đề này nhưng được Sư cô Tâm Tâm giảng chi tiết hơn tại video bên dưới



 Nên  xem cả video vì có nhiều  nội dung rất ý nghĩa khác. Nếu ít thời gian và chỉ muốn biết cách quán diệt trừ ngũ dục thì xem từ thời điểm 1h37'


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét