Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

Điểm khác biệt của trí tuệ (panna) giữa Bắc truyền và Nam truyền

Trong cuốn "Hợp tuyển những lời dạy từ kinh tạng Pali" (tác giả Bhikkhu Bodhi), tại phần giới thiệu của mục IX-Chiếu sáng tuệ quang, có đoạn nêu khái quát sự khác biệt của trí tuệ (panna) giữa Bắc truyền (Văn hóa Phật Giáo hiện đại) và Nam truyền (giaó lý dựa trên các bộ kinh Nikaya Pali). Vì nhiều năm trước đã có những phân vân về hai trường phái Phật Giáo Bắc và Nam truyền nên xin được trích  đoạn này hầu giúp ai đó còn chưa phân biệt rõ chọn lại cho mình  con đường tu tập cho đúng lời Đức Phật dạy.



Paññā biểu thị sự hiểu biết phát sinh thông qua tu tập tâm linh, soi sáng bản chất thực sự của sự vật lên đến đỉnh điểm của tâm thanh tịnh giải thoát. do này, mặc nhiều hạn chế, tôi tiếp tục sử dụng từ quen thuộc “trí tuệ/tuệ giác (wisdom)”.
Quan điểm của Bắc truyền
Văn học Phật giáo đương đại thường truyền tải hai ý tưởng về paññā vốn đã trở thành gần như tiên đề trong sự hiểu biết phổ thông về Phật giáo. Đầu tiên, paññā hoàn toàn vượt qua quan niệm luận, một loại nhận thức vượt qua tất cả các qui luật của duy logic. Thứ hai, paññā phát sinh tự động, thông qua một hành động của hoàn toàn trực giác, đột ngột và tức thời như một ánh chớp rực rỡ của tia sét. Hai ý tưởng này về paññā được kết nối chặt chẽ. Nếu paññā bất chấp tất cả qui luật của tưởng, không thể được tiếp cận bằng bất kỳ loại hoạt động khái niệm nào, nhưng thể chỉ phát sinh khi các hoạt động trí, phân biệt, khái niệm của tâm bị mất hiệu lực. sự đình chỉ này của mọi khái niệm, gần giống như sự phá hủy của một tòa nhà, phải thật nhanh chóng, một băng hoại của tưởng không được chuẩn bị trước bởi bất kỳ sự thuần thục dần dần của hiểu biết. Như vậy, trong sự hiểu biết phổ thông này về Phật giáo, paññā bất chấp tính hợp dễ dàng trượt vào “sự khôn ngoan điên rồ”, một cách thức bất khả tri, dị thường, liên quan đến thế giới nhảy múa trên bờ ranh mỏng, giữa tính siêu hợp sự điên cuồng.

Quan điểm của Nam truyền
Ý tưởng như vậy về paññā hoàn toàn không tương thích với những lời dạy ghi trong các bộ Nikāya, vốn luôn luôn đề cao tính ôn hòa, minh mẫn tỉnh táo. Hãy xem xét hai điểm trên, theo thứ tự ngược lại. Thứ nhất, khác xa với tính phát sinh một cách tự nhiên, paññā trong các bộ kinh Nikāya ràng có điều kiện, phát sinh từ một khuôn mẫu của những nguyên nhân điều kiện. Thứ hai, paññā không phải sự hiểu biết thuần túy qua trực giác, nhưng sự hiểu biết cẩn thận, tách bạch rằng những giai đoạn nhất định nào đó liên quan đến các hoạt động khái niệm chính xác. Paññā được hướng đến các lĩnh vực cụ thể của sự hiểu biết. Những lĩnh vực này, được biết đến trong các Chú giải Pāli là “vùng đất của trí tuệ”(paññābhūmi), phải được thẩm tra kỹ lưỡng nắm vững, thông qua sự hiểu biết về khái niệm, trước khi tuệ quán trực tiếp, không khái niệm, thể hoàn tất hiệu quả công việc của mình. Để nắm vững chúng, đòi hỏi phải sự phân tích, phân biệt nhận thức. Từ khối lượng lớn lao của các sự kiện, hành giả phải khả năng rút ra những hình bản, nền tảng cho tất cả các kinh nghiệm sử dụng các hình này như khuôn mẫu cho việc suy quán chặt chẻ về kinh nghiệm của mình. Tôi sẽ nói nhiều hơn về điều này trong những đoạn sau.
Các sở điều kiện để phát triển trí tuệ được quy định trong cấu trúc ba lớp của sự tu tập trong Phật giáo. Như chúng ta đã thấy, trong ba học phần của con đường Phật giáo, giới học hoạt động như nền tảng của tâm định định học là nền tảng của tuệ giác. Như vậy, điều kiện tức thời để phát sinh trí tuệ tâm định. Như Đức Phật thường nói: “Này các tỳ-khưu, hãy phát triển tâm định. Một người định tâm, sẽ thấy các sự vật như chúng thực sự là”. Để “nhìn thấy sự vật như chúng thực sự là” công việc của trí tuệ; sở tức thời cho cái thấy chính xác này tâm định. Bởi tâm định tùy thuộc vào hành động đúng đắn về thân khẩu, giới học cũng một điều kiện cho trí tuệ.
Ghi chú:
 Sách "Hợp tuyển những lời dạy cảu Đức Phật từ kinh tạng Pali" có hai bản dịch, (1) của ông Bình AnSon và (2) của Nguyễn Nhật Như Mai. 
Nội dung trích trên là từ quyển (1)
Ảnh minh họa bài viết là bìa cuốn (2). Đây cũng là cuốn sách được Sư Tâm Hạnh sử dụng làm cơ sở để giảng loạt bài về PHẬT GIÁO NAM TRUYỀN tại Viện Phật Học Bồ Đề Phật Quốc (Mỹ), có thể xem trên Youtobe TẠI ĐÂY 
Doãn Quốc Khoa 


1 nhận xét: