Có 1 cuốn sách rất bổ ích cho người tu tập Phật đạo, đó là cuốn ĐOẠN TRỪ CÁC LẬU HOẶC của Ngài Acharya Buddharakkhita (Tỳ khưu Pháp Thông dịch) đã giải thích và hướng dẫn chi tiết cách tu tập theo lời Đức Phật dạy trong bài kinh TẤT CẢ CÁC LẬU HOẶC (thuộcTrung bộ kinh). Xin được trích mục 1.4 nói về cách nhận biét, phân biệt ác phapcs và thiện pháp (HẮC BẠCH PHÂN MINH) của cuốn sách nói trên.
1.4 HẮC-BẠCH PHÂN MINH
Người ta thường cho rằng vấn đề tốt và xấu chỉ là khái niệm phỏng
chừng; rằng trong thực tế, cái gọi là tốt hay xấu ấy không hiện hữu. Hay nói
cách khác, phải - trái, tốt - xấu, là những khái niệm có giá trị quy ước chứ
không có sự bằng lòng tuyệt đối.
Không gì có thể vượt ra ngoài sự thực. Vì, nếu không có những thực
chất tốt và xấu như vậy, trong ý nghĩa tuyệt đối, ắt hẳn sẽ không có những vấn
đề như khổ đau và hạnh phúc, nghèo và giàu, đẹp và xấu, bịnh hoạn và khoẻ mạnh
trong thế gian này. Những bất bình đẳng mà người ta thấy trong cuộc đời, chỉ
nhằm diễn đạt cái sự thực về vấn đề nhân quả được gọi là nghiệp (kamma)
trong Ðạo Phật mà thôi. Và đạo đức học chính là ngành khoa học nghiên cứu về
thiện - ác, tốt - xấu này.
Ðức Phật rất thẳng thắn về điểm này. Ngài loại bỏ tất cả mọi tư
tưởng mơ hồ và mâu thuẫn về những vấn đề liên quan đến luân lý, được xem là rất
thịnh hành trong thời đại của Ngài. Ngài nhấn mạnh rằng có hai con đường hoàn
toàn rõ rệt và đối nghịch lẫn nhau - hắc đạo và bạch đạo.
Ðây không phải là những con đường phỏng chừng, cũng không phải là
những khái niệm hay qui ước đơn thuần. Nó là những sự thực, chúng hiện hữu
trong thực tại như những thế lực thiện và bất thiện, như những pháp công đức và
phi công đức biểu thị ra bằng hạnh phúc và khổ đau, bằng tiến bộ và thoái bộ.
Trong một vần kệ Pháp Cú ý vị, Ðức Phật với thái độ hết sức rõ
ràng đã chỉ ra:
"Ưng xả khí hắc
pháp
Trí giả tu bạch pháp"
Trí giả tu bạch pháp"
tức:
"Bậc trí bỏ pháp đen
Tu tập pháp thuần trắng."
Tu tập pháp thuần trắng."
Khi người ta hiểu một cách chơn chánh và đầy đủ rằng luân lý và
đạo đức đề cập đến những giá trị và những pháp tuyệt đối, và những vấn đề như
phải - trái, thiện - bất thiện, đen - trắng, công đức và phi công đức không
phải là những chuyện hư cấu mà là những điều kiện thực tế, chỉ khi ấy họ mới có
thể hiểu được tâm và vận hành của nó. Vì những lực đối nghịch này xuất phát từ
tâm. Chúng do tâm tạo, như đã được xác định rõ trong hai bài kệ đầu tiên của
Pháp Cú (Dhammapada):
"Ý [2] dẫn đầu các pháp (bất thiện)
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý bất tịnh,
Nói lên, hay hành động,
Khổ não liền theo sau,
Như xe, chân vật kéo."
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý bất tịnh,
Nói lên, hay hành động,
Khổ não liền theo sau,
Như xe, chân vật kéo."
"Ý dẫn đầu các pháp (thiện)
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý thanh tịnh
Nói lên, hay hành động,
An lạc liền theo sau
Như bóng, không rời hình."
Ý làm chủ, ý tạo.
Nếu với ý thanh tịnh
Nói lên, hay hành động,
An lạc liền theo sau
Như bóng, không rời hình."
Như vậy, chỉ sau khi khởi lên trong tâm rồi chúng mới kết tinh lại
như hai mô thức tác nghiệp rõ rệt mà trong Phật Giáo gọi là thiện nghiệp đạo (Kusala
Kammapatha) và bất thiện nghiệp đạo (Akusala Kammapatha). Chính vì
vấn đề này mà tất cả mọi cố gắng trong đời phạm hạnh đều nhắm vào việc thành
tựu sự toàn bích, một mặt bắt đầu với việc từ bỏ những pháp đen (bất thiện
pháp) và mặt khác với sự tu tập các pháp trắng (thiện pháp).
Tại sao? Bởi vì các pháp đen là nơi lậu hoặc trú ngụ, ẩn nấp và
che giấu. Và trong pháp trắng hàm chứa các pháp dẫn đến Giác Ngộ. Hắc đạo nuôi
dưỡng các pháp ác, trong khi bạch đạo là sự báo hiệu điềm lành. Bất thiện pháp
báo trước những bất hạnh và khổ đau, trong khi thiện pháp là chỗ chứa của vận
may và hạnh phúc. Hắc đạo là nơi lai vãng của những rối loạn và bạch đạo là nơi
cư trú của an lạc. Còn rất nhiều hình ảnh khác có thể được thêm vào, nhưng ở
đây như vậy đã tương đối đủ để hiểu thế nào là hắc - bạch.
Ngoài việc là hang ổ của các lậu hoặc, hắc pháp còn báo trước
những điềm xấu dưới dạng đáng ngại hơn. Vì trong bóng tối luôn luôn mai phục
những điều bất tường, đặc biệt đe dọa đến đời phạm hạnh. Những điều bất tường
ấy được gọi là cariyā patipakkha, những pháp gây nguy hại đến đời
phạm hạnh. Về cơ bản, chúng là các lậu hoặc (āsava) dưới dạng ngủ ngầm
(tùy miên) và được gọi bằng một từ Pàli rất ý nghĩa là Upaddava -
tai họa (tiềm tàng)
Bất luận một ai hết lòng vì mục đích đoạn trừ các lậu hoặc, nghĩa
là muốn đạt đến trạng thái lậu tận, với vị ấy bất cứ điều gì gây nguy hại cho
nỗ lực tinh thần đều là vấn đề hết sức nghiêm trọng cần phải được loại trừ lập
tức. Ðây là lý do tại sao năm trăm vị Tỳ khưu mà đời phạm hạnh của họ bị đe dọa
bởi một chướng ngại như vậy, nhưng may mắn có được sự can thiệp đúng lúc của
Ðức Phật, dẫn đến sự giải thoát của họ khỏi những thế lực đen tối của các lậu
hoặc. Theo chú giải thì năm trăm vị Tỳ khưu này, sau khi hoàn tất ba tháng an
cư mùa mưa nơi vương quốc Kosala (Kiều Tất La), mọi người
quyết định đi về đảnh lễ Bậc Ðạo Sư, và vì vậy họ đi đến Kỳ Viên Tịnh Xá (Jetavana)
ở Sāvatthi. Sau khi đi đến chỗ Ðức Thế Tôn, họ đảnh lễ rồi kính cẩn
ngồi xuống một bên.
Với tâm thuần tịnh, Ðức Phật thấy rõ một vài chướng ngại còn nằm
ngầm trong tâm họ, và những chướng ngại này là tai họa đang đe doạ đến phạm
hạnh của họ. Ðức Thế Tôn cũng thấy trước những khổ đau có thể sẽ giáng xuống họ
nếu Ngài không can thiệp đúng lúc để giúp họ vượt qua những chướng ngại ấy,
cũng như một phẫu thuật sư lỗi lạc ra tay đúng lúc trước khi một khối u chuyển
sang tình trạng ác tính không thể chữa được nữa.
Sau đó Ðức Phật thuyết pháp hợp với căn cơ của họ, và từng bước
dẫn tâm họ đến trạng thái lậu tận bất khả tư nghì, nơi đây các lậu hoặc ngủ
ngầm hay tích cực sẽ chết một cái chết tự nhiên do không có gì để ăn. Vào lúc
chấm dứt bài pháp, nhằm khai mở một pháp môn chuyển hóa thực tiễn theo tuần tự,
và cũng vì nhớ đến lợi ích của hàng hậu thế, Ðức Thế Tôn công bố những bài kệ
này:
Bỏ nhà, sống không
nhà,
Bậc trí bỏ pháp đen,
Luôn trau dồi pháp trắng,
Xả ly - hỷ nào bằng.
Từ bỏ mọi dục lạc,
Vui sống hạnh độc cư.
Bậc trí tự gột rửa,
Những não phiền nội tâm,
Không còn chi luyến ái.
Ai tâm đạt toàn bích,
Trong các pháp Giác Chi.
Tham đắm đã từ bỏ,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Ðoạn tận mọi lậu hoặc.
Sáng chói với trí tuệ,
Họ thức tỉnh Niết Bàn,
Ngay trong kiếp sống này.
Bậc trí bỏ pháp đen,
Luôn trau dồi pháp trắng,
Xả ly - hỷ nào bằng.
Từ bỏ mọi dục lạc,
Vui sống hạnh độc cư.
Bậc trí tự gột rửa,
Những não phiền nội tâm,
Không còn chi luyến ái.
Ai tâm đạt toàn bích,
Trong các pháp Giác Chi.
Tham đắm đã từ bỏ,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Ðoạn tận mọi lậu hoặc.
Sáng chói với trí tuệ,
Họ thức tỉnh Niết Bàn,
Ngay trong kiếp sống này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét