1- Nên học thuộc, hiểu đầy đủ ý nghĩa từng điều trong 38 điều Phật dạy đẻ khi tụng đọc đến đâu hình dung ngay nội dung đến đó
2- Nếu tụng đọc bằng tiếng Pali thì quá tốt nhưng với người đã có tuổi,việc phảihọc thuộc lòng băng tiếng Pali sẽ rất khó khăn và càng khó khi vừa đọc lại vừa quan chiếu ý nghĩa tưngf điều sang nghĩa Việt
3- KHÔNG cần thiết đọc thành tiếng mà nên nghĩ trong đầu (đọc thầm) và quán xét ý nghĩa từng điều và quan trọng nhất là áp dụng, soi chiêú từng điều dạy trong 38 điều của bài Kinh vào cuộc sống hàng ngày
4- Về nội dung phần dịch Việt
Có 2 loại dịch từ Pali sang Việt: (a) Dịch thành bài thơ vần và (b) dịch văn xuôi.ễTheo tôi nên sử dụng bản dịch vă xuôi để dêx hiểu ý nghĩa từng điều trong số 38 điều mang đến Hạnh phúc cho người tu tập hơn. Có thể lấy bản dịch của Sư cô Liễu Pháp trong Palionline
HẠNH
PHÚC KINH
Ta (là A nan Ðà)
có nghe như vầy:
Một thuở nọ Ðức
Thế Tôn ngự tại Kỳ Viên tịnh xá của trưởng giả Cấp Cô Ðộc, gần thành Xá Vệ (Sāvatthī)
Khi ấy, có vị Trời
chiếu hào quang xinh đẹp, làm cho trọn cả Kỳ Viên sáng ngời rực rỡ, vị Trời ấy
đến nơi Phật ngự, đảnh lễ đức Thế Tôn xong rồi, đứng tại chỗ nên đứng.
Khi đã đứng yên,
vị Trời ấy bèn bạch với đức Thế Tôn, bằng lời kệ rằng:
Tất cả chư Thiên
cùng nhơn loại, đều cầu xin được những hạnh phúc và cố tìm xét những điều hạnh
phúc. Bạch đức Thế Tôn, xin Ngài mở lòng bác ái, giảng giải về những hạnh phúc
cao thượng.
Ðức Thế Tôn tùy
lời hỏi mà giảng rằng:
1)
Một: tư cách không xu hướng theo kẻ dữ;
Hai: tư cách thân cận các bậc trí tuệ;
Ba: tư cách cúng dường các bậc nên cúng dường.
Cả ba điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
2)
Một: tư cách ở trong nước nên ở.
Hai: tư cách của người đã làm được việc lành để dành khi trước.
Ba: nết hạnh giữ mình theo lẽ chánh.
Cả ba điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
3)
Một:nết hạnh của người được nghe nhiều, học rộng,
Hai: sự suốt thông phận sự của người xuất gia và tại gia,
Ba: điều học mà người đã thọ trì được chính chắn,
Bốn: lời mà người nói ra được ngay thật,
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
4)
Một: nết hạnh phụng sự Mẹ.
Hai: nết hạnh phụng sự Cha,
Ba: sự tiếp độ vợ con,
Bốn: những nghề chẳng lẫn lộn nghiệp dữ.
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
5)
Một: nết hạnh bố thí.
Hai: nết hạnh ở theo Phật pháp.
Ba: sự tiếp độ quyến thuộc,
Bốn: những nghề vô tội,
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng,
6)
Một: nết hạnh ghê sợ và tránh xa tội lỗi,
Hai: sự thu thúc để tránh khỏi sự uống rượu
Ba: sự không dể duôi Phật pháp.
Cả ba điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
7)
Một: sự tôn kính bậc nên tôn kính,
Hai: nết hạnh khiêm nhường,
Ba: tri túc đến của đã có,
Bốn: nết hạnh biết ơn người,
Năm: nết hạnh tùy thời nghe pháp,
Cả năm điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
8)
Một: sự nhịn nhục,
Hai: nết hạnh người dễ dạy,
Ba: nết hạnh được thấy các bậc Sa môn,
Bốn: nết hạnh biện luận về Phật pháp,
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
9)
Một: sự cố gắng đoạn tuyệt điều ác,
Hai: nết hạnh hành theo pháp cao thượng,
Ba: nết hạnh thấy các pháp diệu đế,
Bốn: nết hạnh làm cho thấu rõ Niết Bàn.
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
10)
Một: tâm không xao động vì pháp thế gian,
Hai: không có sự uất ức,
Ba: dứt khỏi tình dục,
Bốn: lòng tự tại,
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
Tất cả chư Thiên và nhân loại, nếu được thật hành theo những điều hạnh phúc như thế, là người thắng quá trong mọi nơi, thì hằng được hạnh phúc trong mọi nơi. Chư Thiên này! Các người nên tin rằng cả ba mươi tám điều hạnh phúc ấy là hạnh phúc cao thượng.
Một: tư cách không xu hướng theo kẻ dữ;
Hai: tư cách thân cận các bậc trí tuệ;
Ba: tư cách cúng dường các bậc nên cúng dường.
Cả ba điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
2)
Một: tư cách ở trong nước nên ở.
Hai: tư cách của người đã làm được việc lành để dành khi trước.
Ba: nết hạnh giữ mình theo lẽ chánh.
Cả ba điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
3)
Một:nết hạnh của người được nghe nhiều, học rộng,
Hai: sự suốt thông phận sự của người xuất gia và tại gia,
Ba: điều học mà người đã thọ trì được chính chắn,
Bốn: lời mà người nói ra được ngay thật,
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
4)
Một: nết hạnh phụng sự Mẹ.
Hai: nết hạnh phụng sự Cha,
Ba: sự tiếp độ vợ con,
Bốn: những nghề chẳng lẫn lộn nghiệp dữ.
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
5)
Một: nết hạnh bố thí.
Hai: nết hạnh ở theo Phật pháp.
Ba: sự tiếp độ quyến thuộc,
Bốn: những nghề vô tội,
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng,
6)
Một: nết hạnh ghê sợ và tránh xa tội lỗi,
Hai: sự thu thúc để tránh khỏi sự uống rượu
Ba: sự không dể duôi Phật pháp.
Cả ba điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
7)
Một: sự tôn kính bậc nên tôn kính,
Hai: nết hạnh khiêm nhường,
Ba: tri túc đến của đã có,
Bốn: nết hạnh biết ơn người,
Năm: nết hạnh tùy thời nghe pháp,
Cả năm điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
8)
Một: sự nhịn nhục,
Hai: nết hạnh người dễ dạy,
Ba: nết hạnh được thấy các bậc Sa môn,
Bốn: nết hạnh biện luận về Phật pháp,
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
9)
Một: sự cố gắng đoạn tuyệt điều ác,
Hai: nết hạnh hành theo pháp cao thượng,
Ba: nết hạnh thấy các pháp diệu đế,
Bốn: nết hạnh làm cho thấu rõ Niết Bàn.
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
10)
Một: tâm không xao động vì pháp thế gian,
Hai: không có sự uất ức,
Ba: dứt khỏi tình dục,
Bốn: lòng tự tại,
Cả bốn điều ấy là hạnh phúc cao thượng.
Tất cả chư Thiên và nhân loại, nếu được thật hành theo những điều hạnh phúc như thế, là người thắng quá trong mọi nơi, thì hằng được hạnh phúc trong mọi nơi. Chư Thiên này! Các người nên tin rằng cả ba mươi tám điều hạnh phúc ấy là hạnh phúc cao thượng.
5- Tuy nhiên có thể rút gọn hơn cho dễ nhớ, ví dụ như:
.... (phần đầu giữ nguyên)
1) Không xu
hướng theo kẻ dữ; thân cận các bậc trí
tuệ; cúng dường các bậc nên cúng dường. [3]
2) Ở trong nước
nên ở (trú xứ thích hợp); làm được việc lành để dành khi trước; giữ mình theo lẽ chánh. [3]
3) Được nghe nhiều, học rộng; suốt thông phận sự của
người xuất gia và tại gia; thọ trì điều học được chính chắn; nói lời ngay thật.
[4]
4) Phụng sự Mẹ;
phụng sự Cha; tiếp độ vợ con; hành những nghề chẳng lẫn lộn nghiệp dữ. [4]
5) Bố thí; ở theo Phật pháp; tiếp độ quyến thuộc; hành
những nghề vô tội.[4]
6) Ghê sợ và tránh xa tội lỗi; thu thúc tránh khỏi sự
uống rượu; không dể duôi Phật pháp. [3]
7) Tôn kính bậc nên tôn kính; khiêm nhường; tri túc đến
của đã có; biết ơn người; tùy thời nghe pháp. [5]
8) Nhịn nhục; người dễ dạy; được thấy các bậc Sa môn;
biện luận về Phật pháp. [4]
9) Cố gắng đoạn tuyệt điều ác; hành theo pháp cao
thượng; thấy các pháp diệu đế; làm cho thấu rõ Niết Bàn. [4]
10)Tâm không xao động vì pháp thế gian; không có sự uất
ức; dứt khỏi tình dục; lòng tự tại. [4]
.... (phần kết giữ nguyên)
Vấn đề quan trọng nữa là hiểu ý nghĩa từng điều trong 38 điều. Việc này thì mỗi người có cách riêng để tìm, đọc, quán chiếu và hiểu theo căn cơ trình độ của mình.
Hy vọng có chút ích lợi cho những người đã cao tuổi, chỉ còn ít thời gian phải tranh thủ từng ngày, từng phút để tu tập theo con đường Đức Phật đã chỉ dạy.
Hy vọng có chút ích lợi cho những người đã cao tuổi, chỉ còn ít thời gian phải tranh thủ từng ngày, từng phút để tu tập theo con đường Đức Phật đã chỉ dạy.
30/4/2019
Doãn Quốc Khoa
GHI CHÚ:có thể ứng dụng tương tự đối với bài kinh TÂM TỪ (KARAṆĪYA METTĀ SUTTAṂ) , nội dung nên sử dụng bản dịch văn xuôi (cũng của Sư cô Liễu Pháp trong Palionline)
GHI CHÚ:có thể ứng dụng tương tự đối với bài kinh TÂM TỪ (KARAṆĪYA METTĀ SUTTAṂ) , nội dung nên sử dụng bản dịch văn xuôi (cũng của Sư cô Liễu Pháp trong Palionline)
1 - Người khôn lanh hằng
tìm lợi ích cho mình và muốn đạt tới chỗ yên lặng (là Niết Bàn). Là người chánh
trực, hoàn toàn chánh trực, nhu thuận, hiền lương và khiêm tốn.
2 - Biết kiên tâm, thủ
phận thanh bần, ít phận sự, thu thúc lục căn, thận trọng, không liều lĩnh,
không mê luyến gia đình.
3 - Không làm điều quấy
nhỏ nhen nào mà các bậc trí tuệ hằng phê bình chỉ trích. Hằng mong muốn cho tất
cả chúng sinh được hạnh phúc an vui và đầy đủ tinh thần tráng kiện.
4 - Hằng mong muốn cho
tất cả chúng sinh, không dư sót, bất luận yếu mạnh, dài vắn, trung bình, béo
gầy, nhỏ lớn.
5 - Hữu hình hoặc vô
hình, ở xa hoặc ở gần, đã sanh rồi hoặc sắp sanh ra, đều có một tinh thần hoan
lạc.
6 - Chẳng hề lừa dối kẻ
khác, chẳng khinh miệt người nào, bất cứ nơi đâu. Trong cơn phẫn nộ hoặc buồn
phiền, chẳng hề toan tính hại kẻ khác.
7 - Luôn luôn có lòng bác
ái rộng lớn bao la đối với tất cả chúng sinh, chẳng khác nào một bà mẹ bảo tồn
đứa con duy nhất dám hy sinh thân mạng vì con.
8 - Hằng rải tư tưởng
lành vô biên cùng khắp thế giới, bên trên, bên dưới, khoảng giữa, không chướng
ngại, không thù oán không ác cảm.
9 - Trong khi tỉnh thức,
lúc đi đứng nằm ngồi, hằng chuyên trì niệm niệm. Phương ngôn cho đó là một hạnh
kiểm cao cả thế gian.
10 - Không tà kiến, có
giới đức, đắc tuệ nhãn, đoạn tuyệt tình dục. Theo Chân Lý, người như thế không
còn thọ sanh vào bào thai nữa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét