Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

Cư sỹ Thiều Chửu, một tấm gương chấn hưng Phật Giáo thời Pháp thuộc


"Thiều chửu nghĩa là chổi quét bụi" mà bụi đây là bụi, những uế tạp của Phật Giáo thời đó (chắc độ úe tạp không thể  sánh được như thời nay mà điển hình là sự kiện chùa Ba Vàng vừa qua)
Nhân thực trạng đáng suy nghĩ của Phật Giáo hiện nay, lại nhớ đến thời kỳ "Chấn hưng Phật Giáo" thời trước CM tháng 8 và Cư sỹ Thiêu Chửu, 1 nhân vật, có  những đóng góp đặc biệt cho lịch sử nói chung và phòng trào chấn hưng Phật Giáo thời đó. Chắc khá nhiều Phật tử Việt Nam không biết đến Ngài. 
Xin phép được lược trích một chút tư liệu có trên mạng

Thiều Chửu (19021954) (tên thật: Nguyễn Hữu Kha) là nhà văn hóa, dịch giả và cư sĩ Việt Nam, tác giả Hán Việt tự điển và nhiều bộ sách về Phật giáo nổi tiếng khác. 
Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ở làng Trung Tự, phường Đông Tác cũ, nay thuộc quận Đống ĐaHà Nội. Thân phụ của ông là Nguyễn Hữu Cầu, quen gọi là cụ cử Đông Tác, từng tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục nên bị thực dân Pháp đày đi Côn Đảo. Cụ nội của ông là ông nghè Đông Tác Nguyễn Văn Lý.

Ông học được nghề thuốc Nam và trở thành vị lương y suốt đời chữa bệnh không công. Ông lấy hiệu Tịnh Liễu (Tịnh: trong sạch, Liễu: hiểu biết), bắt đầu tự học đạo Phật và ngoại ngữ. Được bà nội và bác ruột dạy chữ Hán, cùng đức tính kiên trì tự học, dần dà ông đã am hiểu chữ HánNho giáo và Phật giáo, lại thông thạo các tiếng AnhPhápNhật.
Phong trào Chấn hưng Phật giáo

Bén duyên với Phật giáo, ông lấy hiệu là Thiều Chửu, có nghĩa là cái chổi quét bụi, thể hiện rõ tâm nguyện của mình là "cây chổi quét bụi ấy sẽ làm trong sáng giáo hội qua ngòi bút cải cách của mình". Ngoài ra, "hàng ngày phải lau quét bụi trần tham nhiễm, đừng để gương lòng vẩn đục bởi phiền não vô minh che lấp". Ông không trở thành tu sĩ mà chỉ là một cư sĩ, tu tại gia.
Sư lớn lên khi phong trào Chấn hưng Phật giáo lên đỉnh điểm. Từ năm 1925 – 1945, các bài báo, các buổi diễn thuyết, các cuộc bút chiến, các chương trình vận động… cho phong trào Chấn hưng Phật giáo diễn ra vô cùng sôi nổi. Trí thức, sư vãi, Phật tử tới đâu cũng bàn tán rôm rả chuyện thành lập giáo hội, chuyện ai sẽ là thuyền gia pháp chủ, chuyện bút chiến của sư Thiện Chiếu và sư Liên Tôn, chuyện các sa di chùa Dư Hàng bị đuổi, chuyện cái bài lý luận của ông Đoàn Trung Còn, chuyện bỏ kinh sách chữ Hán, chuyện phiên dịch Pàli tạng sang Quốc ngữ, chuyện xuất bản tài liệu Phật học sang tiếng Tây, chuyện bài trừ mê tín dị đoan trong cửa Phật… Không khí chấn hưng Phật giáo khi đó tươi vui hớn hở có lẽ sánh với Phật giáo thời Trần, khi mà “người dân quá nửa làm sư”. Kẻ chưa tu hành cũng nâu sồng dưa muối làm cư sĩ, góp một tiếng nói với phong trào.
Hầu như báo chí tư nhân đăng ký mới liên tục với nhà cầm quyền Pháp, các sư vãi Phật giáo cũng ra báo và lập nhà xuất bản, liên kết mở các trại tế bần cứu khổ, mở trường nghề, trường học, trường Tăng/ni học. Cửa chùa mở rộng, sư vãi chăm lo học hành, bỏ đi lối cúng oản ê a, bỏ lối sơn môn kín kẽ, bỏ luôn mọi chuyện tróc ma đồng bóng. Trong bảy tám trăm năm kể từ thời Trần, có lẽ Phật giáo Việt Nam chỉ có hai mươi năm này là rực rỡ nhất. Thậm chí, chính phủ của thủ tướng Trần Trọng Kim cũng đa phần là những thành viên căn cốt trong phong trào Chấn hưng Phật giáo thời kỳ này. Bản thân ông Trần Trọng Kim cũng là người tham gia sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ.
Thiều Chửu góp công lớn trong sáng lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ (1934), nhưng khi Hội mời vào Ban Trị sự thì ông lại do dự vì thấy Ban này có mấy vị quan cai trị. Sau cùng ông nhận lời với ý nghĩ có thể lợi dụng Hội này để thực hành cái chí đánh đổ chế độ thối nát của nhà chùa thời đó.
Năm 1941, khi trường Phật học Phổ Quang được mở, ông đảm nhận việc dạy chữ Hán, giảng kinh và chủ trì các khóa lễ mà nhiều học viên sau này trở thành các bậc tu hành có uy tín như Hòa thượng Thích Tâm Tịch, đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Sau khi đất nước độc lập 1945
Năm 1945, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời ông ra làm Bộ trưởng Bộ Cứu tế Xã hội trong chính phủ Lâm thời[2], nhưng ông từ chối để tiếp tục việc giảng dạy cho các lớp Phật giáo, cùng Cô nhi, để theo con đường tu trì lợi tha mà mình đã chọn.
Năm 1946 ông cùng một lớp học tăng ni và một số trẻ mồ côi hội Tế Sinh đi theo kháng chiến chống Pháp, tham gia lao động sản xuất, giáo dục, viết và dịch sách.
Trong Cải cách ruộng đất của Hồ Chí Minh, ông bị đội cải cách ruộng đất ở xã Đồng Liên, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, Thiều Chửu bị quy là địa chủ và bị đội xỉa xói mắng nhiếc nhiều giờ, vu cho đủ các tội ác, dùng những lời nói khinh bỉ hà khắc. Bị vu cáo, cộng với sự thương cảm cho nhiều nông dân bị hàm oan trong Cải cách ruộng đất mà cảm thấy mình bất lực, ông đã tự trầm vào ngày 16 tháng 6 năm Giáp Ngọ (ngày 15 tháng 7 năm 1954) tại Sông Cầuchỗ đập Thác Huống, thuộc xóm Đồng Tâm, xã Vạn Thắng, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Trước khi mất, Thiều Chửu thức trắng đêm viết thư tuyệt mệnh gửi Hồ Chí Minh, thư dặn dò các học trò mình phấn đấu theo Kháng chiến chống Pháp đến cùng, và viết lời kết bản Tự Bạch (cũng gửi Hồ chủ tịch) như sau:
Cái chết "Thiên cổ kỳ oan" của ông đã gây ra nỗi chấn động và tiếc thương vô hạn trong dân chúng địa phương và giới Phật tử cả nước.
Ni sư Thích Đàm Ánh, một học trò của Thiều Chửu kể lại, Thiều Chửu dặn đừng vớt xác ông, nhưng các hậu duệ và học trò không ai nỡ làm thế. Sau hòa bình lập lại, họ trân trọng rước hài cốt ông về Hà Nội mai táng. Hiện nay mộ ông đặt tại nghĩa trang Thanh Tước, số mộ 170-C3.
Trong sự nghiệp phiên dịch và trước tác, ông đã để lại cho hậu thế một di sản tác phẩm quí báu. Tăng Ni Phật tử đều trân trọng sự thâm nhập giác ngộ cao của ông qua các kinh sách được tiếp tục lưu truyền
 1. Phật học cương yếu.
 2. Khóa Hư Kinh diễn giải.
 3. Sự Tích Phật Tổ diễn ca.
 4. Giải thích truyện Quan Âm Thị Kính.
 5. Con đường học Phật thế kỷ XX này.
 6. Nhòm qua cửa Phật.
 7. Cải tà qui chính.
 8. Thế nào là Phật và Phật pháp.
 9. Lục Tổ Đàn Kinh.
10. Khóa tụng hằng ngày.
11. Bốn mươi tám phép niệm Phật.
12. Vì sao tôi tin Phật Giáo (dịch của B. Brongthon).
13. Kinh lễ sáu phương (dịch).
14. Kinh Di Giáo (dịch).
15. Kinh Di Đà (dịch).
16. Kinh Tứ Thập Nhị Chương (dịch). 
Tác phẩm cuối cùng Con đường học Phật ở thế kỷ thứ XX xuất bản năm 1952 – cuốn sách viết bằng máu và nước mắt như lời học giả Vũ Tuấn Sán2, thể hiện quan điểm của một phật tử chân chính, tiên tiến, yêu nước, kiên quyết vạch mặt một số tăng sĩ vùng địch chiếm mưu mô thần bí hóa đạo Phật, qua đó làm nhụt tinh thần kháng chiến của dân tộc.
Thật đáng ngưỡng mộ và là tấm gương cho Phật tử VIỆT NAM noi theo. 

PS: Trong danh sách trên không nhắc đến cuốn TỰ ĐIỆN HÁN VIÊT THIỀN CHỬU mà rất nhiền nhà nghiên cứu Hán học đến nay vẫn thường sử dụng. 
8/4/2019
Doãn Quốc Khoa 
Nguồn: 
Xin xem đầy đủ tại Wikipedia    

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét