+ Phương Pháp MAHASI
+ Phương Pháp MOGOK
+ Phương Pháp GEON KA
+ Phương Pháp PA AUK
+ Phương Pháp MOGOK
+ Phương Pháp GEON KA
+ Phương Pháp PA AUK
Việc theo dõi ghi nhận 4 oai nghi (đi đứnh nằm ngồi) trong mọi hành động, mọi nơi, mọi lúc nhất cử nhất động như vậy gọi là satipaṭṭhāna - Niệm Xứ.
Theo phương pháp Māhasī mà nói thì, từ lúc mà mở mắt thức dậy, đều phải niệm tất cả. Khi mở mắt nhìn, vị ấy niệm – nhìn, nghe vị ấy niệm – nghe, nhấc tay - niệm nhấc, co tay - niệm co, duỗi tay - niệm duỗi, đứng dậy - niệm đứng dậy, đi - niệm đi, bước - niệm bước, nhấc chân - niệm nhấc chân, bước tới - niệm bước tới. Khi đi ngủ: Muốn ngủ - niệm muốn ngủ, trở mình - niệm trở mình; đầu chạm gối, chạm - niệm chạm, tất cả mọi oai nghi cử động liên tục như dòng chảy như vậy đều ghi nhận. Những vị trí, những đối tượng được ghi nhận như vậy - gọi là niệm xứ, Satipatthāna.
Những cử động liên tục đó ví dụ như mỗi một miếng cơm cho vào miệng có đến 70 lần niệm: nghiền-nghiền, bốc-bốc, nhấc-nhấc, chạm miệng- chạm chạm, mở miệng - mở mở, cho vào miệng – cho vào, cho vào, nhai – niệm nhai, nghiền - niệm nghiền, nuốt - niệm nuốt,… Cơm khi chạm đến miệng có đến 70 lần niệm (rất chậm). Niệm được như thế có nghĩa là đang thực hành theo phương pháp Māhasī.
+Phương pháp hành Thiền MOGOK
+ ‘‘yaṃ kiñci samudayadhammaṃ, sabbaṃ taṃ nirodhadhamma’’
"Phàm pháp gì được tập khởi lên đều bị tiêu diệt".
+ ‘‘yaṃ kiñci samudayadhammaṃ, sabbaṃ taṃ nirodhadhamma’’
"Phàm pháp gì được tập khởi lên đều bị tiêu diệt".
Lúc Ngài Asajji thuyết pháp cho Ngài Sariputta (Xá lợi phất) nghe cũng có câu nói này. Trong Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkapavattanasutta), Khi Đức Phật thuyết đến năm anh em Koṇḍañña (Kiều Trần Như) cũng có câu này. Nói vắn tắt có nghĩa là: Tất cả các pháp có sanh thì ắt có diệt. Sanh bao nhiêu thì diệt bấy nhiêu. Và các pháp nào sinh lên đều phải chịu hoại diệt. Đấy là ý nghĩa. Niệm sự sanh diệt của các Pháp đó chính là phương pháp hành thiền Mogok.
Những lời của cùng trước lúc Đức Phật nhập Niết Bàn: ‘‘handadāni, bhikkhave, āmantayāmi vo, vayadhammā saṅkhārā, appamādena sampādetha.” - Này các Tỷ-kheo, nay Ta khuyên dạy các ngươi: "Các pháp hữu vi (các Hành) là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật". …. Các Hành: Danh Pháp, Sắc Pháp, vayadhammā – có sự kết thúc là sự hoại diệt. Quán được Pháp nào (Danh nào, sắc nào, Danh sắc nào thì quán) tất cả đều diệt. Quán như vậy đối với tất cả các Pháp: Quán Sanh-Diêt đó là Phương pháp Mogok. Hay nói ngược lại phương pháp Mogok là Phương Pháp quán niệm sự sanh diệt của tất cả các pháp.
Hơi thở vào: sanh-diệt, Hơi thở ra: sanh diệt, Hơi thở vào - Hơi thở ra: cũng sanh diệt; Sân khởi lên – cũng niệm sanh-diệt, Tham khởi lên – cũng niêm sanh diệt, suy nghĩ khởi lên cũng niệm sanh-diệt, nhìn, ngắm, nghe, ngưĩ, ăn, uống, nhai, nếm, cử động…; tất cả đều được niệm sinh-diệt. Chính sự quán niệm như vậy trên thân tâm này khiến sẽ sinh khởi Tuệ Minh Sát chăng? Chúng ta thử nghĩ xem? Đức Phật dạy: + ‘‘yaṃ kiñci samudayadhammaṃ, sabbaṃ taṃ nirodhadhamma’’ tất cả các pháp có nhân sanh khởi đều hoại diệt. Có Sinh, có Diệt: Đức Phật thuyết như thế. Thử suy nghĩ về viêc quán niệm ấy – có phải là Tuệ Minh Sát hay không?
Để Quán được tính Sinh-Diệt có nghĩa là, phát triển được Thiền Quán đối với khối Sắc (rūpaghana) thành 3 loại: Thấy chuỗi các nguyên khối Sắc chưa vỡ ra ((1) santatighana). Rồi đến thấy được chuỗi (tập hợp) các khối sắc vỡ ra từng hạt nhỏ hơn ((2) samūhaghana). Rồi kế đến thấy được nhiệm vụ của mỗi sắc riêng biệt: Đất, nước, gió, lưa… làm những phận sự gì của chúng trong nhóm ((3) kiccaghana). Khi chưa thực hành được qua 3 giai đoạn này thì sự thực hành chỉ dừng lại ở khái niệm, danh từ chế định (Sanh - Diệt) (Paññatti) chứ chưa thể thực hành được với các Pháp Chân đế (paramattha).
Chỉ chừng nào vị ấy quán được Pháp Chân Đế, quán được nguyên khối tưởng sắc ấy vỡ ra, thấy được các thuộc tính riêng biệt của Đất, Nước, Lửa, Gió… thấy được pháp tối hậu ấy và vị ấy quán được Tam tướng -Khổ - Vô thường – Vô ngã của các Pháp chân đế ấy. Việc Quán Danh cũng tương tự. Như thế mới khẳng định rằng hành giả đạt được tuệ Minh Sát thực thụ. Tuệ Quán của hành giả vượt qua được hàng rào chế định của khái niệm để thấy được các pháp tối hậu (Pháp Chân đế) là Khổ-Vô thường-vô ngã. Để Tuệ Minh Sát khởi sanh, có nghĩa là phải thấy cho được các Pháp chân đế ấy và các thuộc tính của nó là điều kiện cần có. Thấy như thực thấy. Thấy được 3 đặc tính của các Pháp chân đế ấy là “Khổ, vô thường, vô ngã”, thấy Các Danh Pháp-Sắc Pháp thấy được như vậy chính là Tuệ Minh Sát. Đạt được Tuệ Minh Sát, vị ấy sẽ đạt được Đạo Tuệ, Quả Tuệ, và Niết Bàn.
Khi Tuệ Minh Sát chưa sinh khởi, niệm như thế nào thì niệm, quán như thế nào thì quán, có nghĩa là đang hành với khái niệm chế định (paññatti), mà hành với khái niệm thì Tuệ Minh Sát không thể sanh khởi được. Khái niệm thì không bao giờ cùng tận, không bao giờ hết. Tuy nhiên, niệm như vậy là thiện hay bất thiện? Là thiện, niệm như vậy bất thiện không thể khởi lên. Bất thiện không khởi lên nhưng không thể đạt được Tuệ Minh Sát thực thụ. Hành với khái niệm, hành giả không thể nào đạt được Đạo Tuệ - Quả Tuệ.
+ Còn phương pháp Pa-Auk thì chỉ để ý ghi nhận hơi thở. Định phát triển qua việc niệm hơi thở được phát triển thành công thì 5 phần còn lại: phần Sắc, phần Danh, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Phần quán, Minh sát đều có thể hành hiệu quả. Phương pháp Pa-Auk là phương pháp thiết lập Định trước – Quán sau. Khi Định được thiết lập rồi thì có thể thực hành từ Thiền - Đạo – cho đến quả. Những phương pháp khác thì không thông qua thực hành qua Định, chỉ thực hành ghi nhận những gì xảy ra nổi bật. Ví dụ: Niệm Thọ, Niệm mỗi cử động, đó là phương pháp thực hành thiền không qua Định. Phương pháp thực hành này rất khổ sở, rất mệt mỏi. Để có thể đạt Định, phương pháp mà chúng ta đang hành chỉ thực hành với một đối tượng Hơi thở mà thôi. Khi Định đã đạt được, ổn định, với THIỀN ĐỊNH, tất cả những phần còn lại, Sắc, Danh, Thập Nhị Nhân Duyên, Tứ Phần quán, Minh Sát đều có thể thực hành thành công. Hành giả thực hành Phương pháp này gọi là samathayānika (Thừa hành Chỉ). Chỉ được thực hành trước rồi mới đến Quán sau. Với Phương pháp này không thấy Khổ thọ: đau, ngứa, nhức, mỏi, nhiều.. Phương pháp thực hành đơn giản này dẫn dắt người thực hành đi đến Đạo Tuệ - Quả Tuệ và Niết bàn.
Còn tất cả những phương pháp thiền đang được thực hành tại các thiền viện còn lại – các vị hành giả sẽ bắt gặp Thọ khổ (Dukkhavedana) rất nhiều. Từ khi bắt đầu cho đến lúc kết thúc vị ấy chỉ ghi nhận toàn những khổ thọ. Còn đối với Phương pháp Pa-Auk, (Samathayānika) lấy Định làm nền tảng cơ bản, phương pháp nhẹ nhàng an lạc này có thể dẫn hành giả đến Đạo Tuệ - quả Tuệ vậy.
(Nguồn: Thiền Sư ASHIN KOVIDA - Thiền Lâm Viện Pa-Auk - Tiểu Bang Mon – Mawlamyine – Myanmar)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét