Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2019

Giải oan cho Ngài Đường Tăng

Từ khi tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân (khoảng 1500 – 1580) ra đời đến nay đã gây ra nhiều sự hiểu lầm đối với nhiều người về ngài Huyền Trang – bậc cao Tăng lỗi lạc đời nhà Đường - mà người ta thường hay gọi là Đường Tăng hay Đường Tam Tạng, nhất là trong những năm gần đây có nhiều phim ảnh mang nội dung của cuốn tiểu thuyết này được trình chiếu khắp nơi càng làm cho người ta hiểu lầm ngài, … 

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

ĐỀ PHÒNG KHẢ NĂNG TỰ SUY THOÁI CỦA ĐẠO PHẬT

Bài viết của tác giả Trần Văn Chánh từ 2011.
Sau 8 năm, sự suy thoái đã nặng nề, không thể  PHÒNG BỆNH được nữa mà phải là CẤP CỨU HỒI SỨC.
Vấn đề là ai cấp cứu hồi sức đây?. Chắc không phải trông mong vào chính kẻ đã gây ra bệnh rồi.

Bốn giai đoạn phát triển của đạo Phật (Lê Sỹ Minh Tùng)

Phật giáo tồn tại cho đến ngày nay đã trải qua trên 2500 năm thăng trầm trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại. Dựa theo sự thay đổi và biến dạng, Phật giáo có thể được chia làm bốn thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất là giai đoạn của Phật giáo Nguyên thủy. Thời kỳ thứ nhì là sự phân chia thành Phật giáo bộ phái. Thời kỳ thứ ba là Phật giáo Đại thừa. Thời kỳ thứ tư là sự phát triển của Thiền tông và Mật tông. Và sau đó Phật giáo tuy có thay đổi tùy theo hoàn cảnh địa phương và bối cảnh xã hội, nhưng sự thay đổi đó gần như không gì đáng quan trọng.

Kiến trúc ngôi chùa Việt Nam ngày nay

 Ngôi chùa là nơi thờ chư Phật; là nơi tu học, ăn ở của chư Tăng, Ni; là nơi lễ bái, vui hội của tín đồ và du khách gần xa. Xây dựng ngôi chùa là công đức của thập phương bá tánh. Ngôi chùa mang dấu ấn văn hóa của từng thời, từng miền. Ngôi chùa Việt còn tiếp thu những nét kiến trúc đặc sắc ở nhiều nước trên thế giới.
Dù được xây dựng theo kiểu nào, được thờ một tượng Phật hay nhiều tượng chư Phật, Bồ tát, Hộ Pháp, La hán … ngôi chùa Việt Nam từ xa xưa đến ngày nay là nơi chứa đựng nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đất nước, là nơi phản ánh nhiều mặt của tâm thức Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Ngôi chùa Việt Nam là ngôi nhà văn hóa từ bi hỷ xả của nguời Việt Nam. 

Pháp tác thành SA MÔN

Dù không xuất gia nhưng người Cư sĩ cũng nên hướng theo các vị Sa môn để biết cần tu tập những gì
cho phù hợp và tinh tấn thực hành
Trong bài kinh ĐẠI KINH XÓM NGỰA (số 39 trong Trung bộ kinh), Đức Phật đã giảng rõ các pháp thực hành hạnh Sa môn.
Thật giản dị, chặng đầu là GIỚI và pháp đầu tiên là phải biết và tu tập để có TÀM (biết xấu hổ với việc bất thiện của mình) và QUÝ (biết ghê sợ hậu quả của việc bất thiện)

AJANTA MỘT DI TÍCH PHẬT GIÁO NGOẠI HẠNG Hoang Phong

 
Phật giáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất của nhân loại vẫn còn tồn tại và đang phát triển ngày nay. Tuy nhiên theo dòng biến động của lịch sử thì Phật giáo cũng không tránh khỏi những thăng trầm

Danh sách các chùa thuộc hệ phái Theravāda

Hệ phái Theravāda ở Việt Nam có Nam tông Kinh và Nam tông Khmer. Theo số liệu thống kê năm 2017 do Tu nữ Quang Kiến ghi nhận,  Nam tông Kinh có 128 ngôi chùa trải dài trên 23 tỉnh thành trong cả nước.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

NĂNG LỰC CỦA CHÁNH NIỆM

Ở đây, Bây giờ, Tỉnh giác. Đó là căn bản của con đường  thiền định và chìa khóa để chuyển hóa cuộc sống của mỗi người. Trong cuốn sách Một Trái Tim Bình An.
Thiền sư Joseph Goldstein đã mô tả một cách đơn giản nhưng sâu sắc như thế về sự tỉnh giác tự nhiêncủa tâm trí chúng ta…
Trong tu tập Phật pháp, CHÁNH NIỆM cực kỳ quan trọng, không chỉ 5 lầ xuất hiện trong 37 phẩm trợ bồ đề mà là ngoòi Phật tử muốn thành tựu thì phải luôn luôn chánh Niệm, không chỉlúc tu tập mà cả trong sinh hoạt hàng ngày. Xin giới thiệu bài viết của Thiền sư Joseph Goldstein: 

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Con người có NGÃ hay VÔ NGÃ ?


Trong bài Kinh Vô ngã tướng, Đức Phật đã thuyết giảng rất rõ nhưng cô đọng. Chúng ta cũng nên xem thêm bài Vô ngã của Hòa thượng Silananda để được giải thích cho rõ hơn: Tại sao sự sống con người gắn liền với thân xác và bản NGÃ của mình mà Đức Phật lại dạy là VÔ NGÃ.


VÔ NGÃ
HT Sīlānanda; Sư Khánh Hỷ dich

Bài kinh về Nghiệp của Đức Phật: Tiểu kinh Nghiệp phân biệt

Nhân sự kiện lùm xùm về tổ chức lễ giải oan gia trái chủ ở chùa Ba Vàng có liên quan đến NGHIỆP của con người đã tạo ra và gánh chịu sau đó (có thể ngay hiện tại hoặc kiếp sau, nhiều kiếp sau) xin đăng nguyên văn bài kinh  Tiểu kinh Nghiệp phân biệt (Bài 135 trong Trung bộ kinh)
Như vầy tôi nghe.
Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ) Jetavana (Kỳ-đà-lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Phim Buddha – Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca (lồng Tiếng 55 tập)

Đây là bộ phim về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ đản sanh đến niết bàn được đầu tư công phu và chất lượng nhất hiện nay 
Xem phim không chỉ biết về cuộc đời của Đức Phật mà hiểu thêm rất nhiều về giáo lý của Đức Phật, về trí tuệ, lòng từ bi và phương pháp giáo hóa của bậc Ứng cúng, Chánh đẳng giác, MInh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư,Phật, Thế tôn. 

KHỔ ĐẾ: Ba con đường giải thoát khổ

Phàm làm người, hễ có thân là có khổ thân, và hễ còn phiền não là còn khổ tâm. Khổ thân và khổ tâm này thuộc về phần thọ uẩn, nhưng tóm lại ngũ uẩn đều là khổ.
Khổ là sự thật chân lý của tất cả chúng sinh nói chung, con người nói riêng, tất cả mọi người đều phải chịu đựng khổ, song sự khổ ít hoặc nhiều của mỗi người có phần không giống nhau. Cho nên, sự giải thoát khổ của mỗi người cũng không giống nhau.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Sư Tường Nhân và VI DIỆU PHÁP

Sư Tường Nhân, trụ trì chùa Pháp Luân - TP Huế, là một trong số ít giảng sư chuyên về Vi diệu pháp. Từ gần chục nămnay, Sư đã ra Hà Nội mở các lớp giảng về Vi diệu pháp. Giai đoạn đầu giảng tại chùa Linh Thông (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân). Mấy năm nay giảng tại tòa nhà NEM 545 Nguyễn Văn Cừ Gia Lâm Hà Nội.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

CON ĐƯỜNG TU TẬP GIỚI ĐỊNH TUỆ (theo đạo lộ Ngài Pa Auk)

“Ðây  Giới, đây  Ðịnh, đây  Tuệ. Ðịnh cùng tu với Giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với Ðịnh  sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tâm cùng tu với Tuệ sẽ đưa đến giải thoát hoàn toàn các lậu hoặc, tức  dục lậu, hữu lậu (tri kiến lậu),  minh lậu.” (Kinh Đại Niết Bàn).

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2019

Làm thế nào để VƯỢT QUA CHƯỚNG NGẠI

Khi hành thiền, khó khăn phải vượt qua là 5 triền cái (chướng ngại), đó là Tham dục, Sân, Hôn trầm - Thụy miên, TRạo cử - Hối quá và Hoài nghi. Không vượt qua được chướng ngại này thì không thể hành thiền có kết quả.
THật may Ngài Pa Auk đã có cuốn sách riêng về vấn đề này, cuốn VƯỢT QUA CHƯỚNG NGẠI  hướng dẫn chi tiết về cách vượt qua 5 triền cái

Đồng thời vấn đề này cũng được Ngài Pa Auk trả lời tại câu 171 trong Hỏi Và Đáp Với Thiền Sư Pa-Auk TawyaSayadaw  


Câu Hỏi 171: Làm thế nào để vượt qua những chướng ngại?

Những hiểu lầm phổ biến về Phật giáo ở Việt Nam

Nhiều người Việt Nam hiểu biết khá mơ hồ về đạo Phật nguyên thủy và Đức Phật GOTAMA có thực trong lịch sử cách nay hơn 2500 năm,
Dưới đây là vài điều hiểu lầm rất phổ biến về Phật Giáo hiện nay.

Nguồn Youtobe: Hãy xem tại đây

TUỆ: Bài giảng về BẢY GIAI ĐOẠN THANH TỊNH của sư cô Liễu Pháp


Trên Youtobe có bài giảng của sư cô Liễu Pháp, dù chỉ khái quát nhưng rất dễ hiểu. Tuy tên bàn giảng là Ba giai đoạn thanh tịnh nhưng chắc do đánh máy nhầm, nội dung vẫn đủ 7 giai đoạn

CÓ THỂ XEM TẠI ĐÂY

108 bức tranh tuyệt đẹp về cuộc đời Đức Phật

Bộ tranh không chỉ đẹp mà qua từng bức tranh có thể biết được ý nghĩa quá trình thành ĐẠO của Đức Phật GOTAMA
Mời mọi người xem TẠI ĐÂY nhé

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2019

Hành hương các thánh tích tại Ấn Độ của BS Phạm Doãn


Đã là Phật tử , ai cũng muốn ít nhất 1 lần đến thăm các thánh tích ở Ấn Độ, nơi lưu dâu chân Đức Phật từ hơn 2500 năm trước. Chưa có điều kiện đi đành đi ké nhờ BS Phạm Doãn vậy. Thấy hay nên chia sẻ để những người chưa đi có thể lãng du miễn phí.

Bát chánh đạo (Magganga)

Tất cả lời dạy của Phật không ngoài cách diệt trừ tâm ô nhiểm tham ái, sân hận và si mê dựa trên Bát Chánh Ðạo. Bất cứ ai muốn tìm hạnh phúc tối thượng đều có thể sửa đổi và bước theo Con Ðường Xưa mà tất cả chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai đều đi qua. Ðó là con đường dẫn đến giải thoát. Một người khó giác ngộ ngay tức khắc. Tuy nhiên nếu tu tập không ngừng, người nầy sẽ tiến đến mục tiêu giác ngộ.
Nếu nước biển chỉ có một vị là vị mặn thì đạo Phật chỉ có một vị là vị giải thoát. Thực hành con đường Ðức Phật chỉ dạy, ta sẽ được tự do giải thoát. Tự do, an toàn là tiếng kèn thúc quân của Ngài.

Thất giác chi (Satta Bojjhanga)


"Nầy chư Tỳ-khưu, cùng trong một cái nhà nóc nhọn, tất cả những cây kèo đều đâm vào góc nhọn, đều nghiêng về góc nhọn, đều châu đầu vào góc nhọn, và trong tất cả sườn nhà, cái góc nhọn được xem là điểm chánh. Cùng thế ấy, nầy chư Tỳ-khưu, thầy tỳ-khưu trau dồi và chuyên cần phát triển bảy yếu tố của trí tuệ cũng thiên về Niết-Bàn, nghiêng về Niết-Bàn, hướng về Niết-Bàn như vậy".

Ngũ lực (Bala)


Những "Năng Lực Tinh Thần" (balàni) được gọi như vậy bởi vì "nó khắc chế những trạng thái tâm đối nghịch". [1] Hoặc nữa, như các bản chú giải giải thích: Nó có nhiều năng lực, trong ý nghĩa các thế lực đối nghịch không thể làm nó lay chuyển (akampanatthena) [2].
Ðối chiếu với Ngũ Căn có Ngũ Lực (bala):

Ngũ căn (Indriya)


Danh từ indriya được giải thích là:
Indassa kammam indriyam.
Có nghĩa: indriya là hành động thống trị hay kiểm soát, của người cai trị. "Hành động thống trị" có nghĩa là bất luận ở nơi đâu, người thống trị cũng có toàn quyền định đoạt, không ai có thể chống đối hay cưỡng lại.
Nơi đây, kiểm soát hay thống trị tâm mình là điểm chánh yếu của Ngũ Căn, tức năm khả năng kiểm soát tâm.

Tứ như ý túc (Iddhipàda)

Có bốn loại iddhipàdas (Như ý Túc). Ðó là:
1. Chandiddhipàdo (chanda, dục như ý túc)
2. Viriyiddhipàdo (viriya, tấn như ý túc)
3. Cittiddhipàdo (citta, tâm như ý túc)
4. Vimamsiddhipàdo (vimamsa hay pannà, trạch pháp, hay tuệ như ý túc).

Tứ chánh cần (Sammappadhàna)


1. Tinh tấn chế phục hoặc loại trừ những hành động bất thiện đã khởi sanh, hoặc đang trên đà phát sanh;
2. Tinh tấn xa lánh (chẳng những trong kiếp sống hiện tiền mà luôn cả trong những kiếp về sau), ngăn ngừa những hành động bất thiện chưa phát sanh, không để cho nó khởi sanh;
3. Tinh tấn làm phát sanh những hành động thiện chưa khởi sanh;
4. Tinh tấn tăng trưởng và duy trì bền lâu những hành động thiện đã khởi sanh hoặc trên đà phát sanh.

Đạo Lộ Tu Tập của Phật Giáo Theravada

Đạo Phật nguyên thủy là Đạo Phật được dạy bởi Đức Phật Gautama và giáo pháp của ngài hiện vẫn còn được lưu giữ lại trong tam tạng kinh điển hệ Pali (Nikaya). Dù rằng trong thực tế đa số người tìm đến Đạo Phật chỉ như một nhu cầu tín ngưỡng, vẫn có một số ít cá thể thực sự tìm đến với Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát. Trong trường hợp này, người tìm đến Đạo Phật với lòng khao khát giải thoát rất cần phải có sự phân biệt rõ ràng giữa Đạo Phật “nguyên thủy” và các Đạo Phật không phải là “nguyên thủy”, giữa Chánh pháp và Phi pháp.


Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2019

Blog TÌM VỀ GỐC PHẬT


Thông qua Tứ diệu đế (chân lý về 4 sự thật của cuộc sống), Đức Phật đã chỉ dạy rõ ràng cho chúng ta
về thực tại cuộc sống (Khổ đế), nguyên nhân của Khổ (Tập đế), sự vượt thoát khỏi cuộc sống Khổ ải đó (Diệt đế)  và con đường để có thể vượt thoát, chấm dứt sự Khổ (Đạo đế).

Có đích đến, có bản đồ chỉ đường đến đích nhưng con người có nhiều căn cơ, trình độ, nghiệp, điều kiện sống (cá nhân, gia đình, xã hội) cụ thể rất khác nhau.

Cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo là gì?

 Mỗi người trả lời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luận riêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giới ngày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhận biết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mang ra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?

Tại sao lại chọn Phật Giáo Nguyên thủy



Hướng theo Đạo Phật đã hơn 20 năm nhưng bị chính kiến thức của mình che chắn không cho nhìn thấy đường đi, cứ lòng vòng hết Thiền tông rồi Pháp Hoa, rồi Chân Như ... vòng đi vòng lại như đi trong sương mù .

ÐỨC PHẬT GOTAMA, TỐI THƯỢNG Y VƯƠNG

Bs. Ananda Nimalasuria
Phạm Kim Khánh dịch (1967)
Nguyên tác: “Buddha The Healer”, Dr. Ananda Nimalasuria,
Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka

Căn bệnh tâm linh

Một tâm thức chồng chất vô minh và bị chi phối bởi sự nhận thức sai lầm về mọi sự vật là một tâm thức bị “bệnh tâm linh”: sự quán thấy của nó về các sự vật đều sai. Vì quán thấy sai nên nó suy nghĩ sai, nói năng sai và hành động sai. Chứng bệnh tâm linh tàng ẩn bên trong những thứ ấy, tức là bên trong các tư duy, ngôn từ và hành động của mình.

LỜI NHẮC NHỞ CHO NHỮNG AI CÒN LANG THANG TRONG LUÂN HỒI.

(Thiền sư Agganna)- Ban dịch thuật
🍂Ngày xửa ngày xưa, có một đoàn lữ khách nọ đang băng qua một khu rừng rậm trong màn đêm dày đặc. Khu rừng toàn những cây đại thụ mọc san sát nhau khiến cho cảnh vật thật tối tăm, mịt mờ. Thình lình, họ thấy được một tia sáng chiếu rọi từ sau lưng tới. Rồi một giọng nói vang lên, ra lệnh cho bọn họ: “Này! Hãy dừng lại!” Những người bộ hành do dự rồi dừng bước theo mệnh lệnh từ giọng nói đó.
– Hãy nhặt càng nhiều sỏi càng tốt! – giọng nói đó lại thúc giục bọn họ.

Đạo Phật Nguyên Thủy và Đạo Phật Đại Thừa

Hòa thượng W. Rahula
Tỳ kheo Thiện Minh dịch
Để thảo luận vấn đề thường được nhiều người hỏi: sự khác nhau giữa đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy là gì? Để hiểu được điều này chính xác, chúng ta hãy ôn lại lịch sử của đạo Phật và tìm nguồn gốc của đạo Phật Đại thừa và đạo Phật Nguyên thủy.

37 PHẨM TRỢ ĐẠO

Hôm nay Sư (Ngài Ledi Sayadaw) sẽ giản lược trình bày ba mươi bảy Phẩm Trợ Ðạo, hay ba mươi bảy Bồ Ðề Phần, những Yếu Tố Cần Thiết cho sự Giác Ngộ [1], mà những ai muốn trau giồi thiền vắng lặng và thiền minh sát phải tận lực và quyết chí thực hành,

ĐẠO ĐẾ: Bát chánh đạo và cỗ xe thù thắng

Kinh Tương ưng; tập V - Thiên đại phẩm; Chương I - Tương ưng Đạo; Mục I- Phẩm Vô minh
4.IV. Bà La Môn (S.iv,4)

ĐẠO ĐẾ (chân lý về con đường dãn đến sự chấm dứt Khổ)

Diệu Đế Thứ Tư là “chân lý” về con đường (magga) dẫn đến Sự Chấm Dứt Khổ (Dukkha-Nirodha-Gāminipatipadā-Ariyasacca).
Con đường này được gọi là “Con Đường Trung Đạo” (Majjhimā Patipadā), bởi vì nó tránh được hai cực đoan:

DIỆT ĐẾ (chân lý về sự chấm dứt Khổ)

Diệu Đế Thứ Ba là: Có sự giải phóng, sự giải thoát, sự tự do khỏi “Khổ”, chấm dứt sự liên tục của “Khổ”. Diệu Đế này là “chân lý” về sự Chấm Dứt Khổ hay sự Diệt Khổ (Dukkha-nirodha-ariyasacca) – đó là Niết-bàn (Nibbāna, hay tiếng Phạn: Nirvāna).
Để chấm dứt Khổ (dukkha) một cách hoàn toàn, chúng ta phải loại trừ tận gốc rễ của Khổ, đó chính là ‘Dục vọng’ (tanhā), như chúng ta đã thảo luận trước đây. Vì thế, từ Niết-bàn (Nibbana) cũng được gọi là “Tanha-kkhaya”: Sự tắt ngấm dục vọng, sự vô dục.

KHỔ ĐẾ: Thập Nhị Nhân Duyên

“Thâm diệu thay! này A-Nan-Ða (Ananda) [*], pháp “Tùy Thuộc Phát Sanh”, pháp này quả thật thâm thâm diệu diệu. Vì không thấu triệt và thông suốt giáo lý này thế gian tựa hồ như một cuồng chỉ rối, một ổ chim, một bụi tre rậm, một đám lát. Vì không thấu triệt và thông suốt giáo lý này, con người không thể vượt qua khỏi đời sống ở những cảnh thấp hèn, không thoát khỏi trạng thái đau khổ, diệt vong và mãi mãi luân chuyển trong vòng luân hồi”. — Mahà Nidàna Sutta, Trường A-Hàm (Digha Nikàya).
[*] Ðại Ðức Ananda là vị đệ tử hầu cận của Ðức Phật.

TẬP ĐẾ (Chân lý về nguồn gốc của Khổ)

Diệu Đế Thứ Hai là “chân lý” về sự Khởi sinh hay Nguồn gốc của “Khổ” (Dukkha-Samudaya). Một định nghĩa thông dụng và nổi tiếng nhất về Chân Lý thứ hai này được ghi trong rất nhiều Kinh Pali nguyên thủy, như sau:
“Chính sự ‘thèm khát’ (dục vọng: tanhà) này tạo ra sự luân hồi và tái sinh (pono-bhavika), và nó bị trói buộc cùng với sự ‘tham muốn si mê’ (nadiràgasahagatà) và đi tìm khoái lạc mới chỗ này chỗ khác (tatratratràbhinadini).

LỘ TRÌNH TU TẬP ĐỊNH SƠ THIỀN

Ngài Pa Auk đã có 4 bài giảng về niệm hơi thở tại khóa thiền Florda tháng 4/2006.
BÀI GIẢNG NGÀY 8 THÁNG 4 NĂM 2006
BÀI GIẢNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 2006
BÀI GIẢNG NGÀY 10 THÁNG 4 NĂM 2006
BÀI GIẢNG NGÀY 11 THÁNG 4 NĂM 2006
Để thuận lợi cho việc tiếp thu hướng dẫn Thiền của Ngài Pa Auk, xin được vẽ thành sơ đồ tóm tắt riêng phần thực hành từ đầu đến phần Sơ thiền.

Đạo lộ tu tập của Trường thiền Pa Auk


Đức Phật đã thuyết giảng Đạo Phật một cách rất khoa học. Ta có thể phân ra hai phần rõ ràng Pháp Học (Pariyatti) và Pháp Hành (Patipatti), cũng giống như  các nghành khoa học có hai phần Lý Thuyết và Thực Hành. Phần thực hành nhằm chứng minh bằng trải nghiệm rằng phần giáo thuyết là đúng. Pháp Hành của  Đạo Phật sẽ chứng minh cụ thể rằng, người tu sẽ thực sự diệt được khổ, thoát khỏi vô thường và sẽ an trú được trong bốn Đạo quả và Níp Bàn.

Lời giới thiệu sách BIẾT và THẤY

Cuốn Biết và Thấy của Thiền sư Pa – Auk Tawya Sayadaw (U Acinna) chỉ dẫn rất cặn kẽ cho các hành giả cách để BIẾT và THẤY con đường tu tập để có thể chứng đạt Niết Bàn.
Xin trích phần Lời giới thiệu để người có duyên xem trước.
Giáo pháp của Đức Phật
Một lần nọ, đức Thế Tôn đang trú giữa những người dân xứ Vajji (Bạt-Kỳ), tạiKotigāma. Ở đó, đức Thế Tôn nói với các vị Tỳ khưu như sau[1]:
Này các Tỳ khưu chính do không liễu ngộ (ananubodhā), không thể nhập (appativedhā) bốn Thánh Đế mà các người và Ta đã lang thang, lưu chuyển lâu đời trong vòng luân hồi này.

Tiểu sử ngài PA-AUK

Bậc Đại Thiền Sư Cao Thượng, Ngài Đại Trưởng Lão Pa-Auk Tawya Sayadaw, Tôn Giả Āciṇṇa được nhiều người biết đến với danh hiệu là “Tôn Giả Pa-Auk Tawya Sayadaw” (và trong các trường hợp ít nghi thức hơn thì gọi là “Pa-Auk Sayadaw”). “Sayadaw” trong tiếng Miến là một danh xưng để bày tỏ đối với những vị thầy đức hạnh, đáng tôn kính, đáng trọng vọng. Ngài là Viện chủ của Thiền lâm Pa-Auk, một hệ thống gồm những trung tâm thiền có quy mô lớn vào bậc nhất Myanmar. Thiền lâm Pa Auk có hơn 26 thiền viện chi nhánh trong cả nước Myanamar và khoảng 10 chi nhánh trên toàn thế giới.

SƠ LƯỢC VỀ THIỀN SAMATHA TẠI TRƯỜNG THIỀN PA-AUK

Thích Nữ Liên Tường – Việt dịch: Tống Phước Khải
Samatha (thiền chỉ) và Vipassanā (thiền minh sát) là các phương pháp thiền được giới thiệu trong hệ thống giáo lýPali, do Đức Phật và những tôn giả của Ngài truyền lại qua các kinh điển và đã được giải thích chi tiết bởi Tỳ Khưu Buddhaghosa trong “Con đường tịnh hóa” (Thanh Tịnh Đạo; Visuddhi Magga).

Tại sao lại BIẾT và THẤY mà không phải là THẤY và BIẾT

Khi mới nhìn tự đề cuốn sách BIẾT VÀ THẤY của Ngài Pa Auk, câu hỏi này cũng khởi lên trong đầu người viết và thắc mắc này cứ lớn vởn trong lúc đọc sách.  Đánh mở bài Kinh "Tất cả các lậu hoặc" trong Trung bộ kinh, thì đúng lời Đức Phật là "biết và thấy":

Thiền Viện Nguyên Thủy - Ký Sự Của Phạm Doãn

 Ngay từ 2008, tại CHùa Nguyên thủy (phường Cát Lái, Quận 2 TP HCM)  đã có tổ chức các khóa thiền Tứ niệm xứ do Tỳ khưu Dhammapala (học trò của Ngài Phương án Auk) hướng dẫn. 



Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2019

Video pháp thoại của ngài Pa Auk và về rừng thiền Pa Auk

THIỀN LÂM PA-AUK TẠI MIẾN

Cảnh quang, môi trường của Pa-Auk quả là tuyệt. Có lẽ đây là thiền lâm có cảnh quang có một không hai ở Miến, đặc biệt là thượng phần và trung phần thiền viện – khu dành cho chư Tăng  nam cư sĩ. 

GIỚI: Giới là gì?; Giới Có Nghĩa là Gì?; Gì Là Đặc Tính, Nhiệm Vụ, Tướng Trạng Và Nhân Gần Của Giới?

Muốn thành tựu, người Phật tử phải trì giới không buông lung ngày đêm. NHưng nếu không hiểu kỹ Giới là gì thì làm sao mà trì giới có kết quả. Là Phật tử chắc ai cũng đã biết về Giới và đang thực hành Giới ở các mức độ nhất định ...nhưng biết đâu cái biết đó có thể chưa đầy đủ. Vậy nên chăng xem trong sách THANH TỊNH ĐẠO giải thích về GIỚI như thế nào:

GIỚI: Trong tam vô lậu học thì cái gì làm nền tảng và phải tu tập trước ?

Toàn bộ giáo lý của Đức Phật có thể chỉ gói trong 3 chữ: GIỚI - ĐỊNH - TUỆ, thường gọi là Tam vô lậu học. Như vậy tu tập Đạo Phật là tu tập Giới Định Tuệ. Vậy trong 3 học này thì cái gì là kiến thức và thực chứng nền tảng, phải tu tập đầu tiên.

Câu hỏi này đã được Tỳ khưu NaTiên trả lời vua MiLanDa trong kinh MiTiên vấn đáp, câu thứ 9:

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

5 TRUYỆN NGẮN PHẬT GIÁO


Hãy sống trọn hôm nay, đừng lo ngày mai vì chuyện ngày mai thì mai mới xảy ra.

Các thánh tích Phật Giáo ở Ấn Độ

Phật giáo tại Ấn Độ có 10 thánh tích quan trọng, 

Người Phật tử phải nắm vững điều gì trước nhất

Trái tim của giáo lý Đức Phật nằm ở chỗ Tứ Diệu Đế (Cattrari Ariyasaccani) mà Người đã trình bày trong bài thuyết pháp đầu tiên[1] cho những người bạn tu khổ hạnh trước kia (5 anh em Kiều Trần Như) tại Isapantana (tức xứ Sarnath ngày nay) gần Banares (Ba-la-nại).

Giới thiệu sách THANH TỊNH ĐẠO

Visuddhimagga (Thanh Tịnh đạo) do Luận sư Buddhaghosa trước tác vào tiền bán thế kỷ thứ V sau TL, là một bộ sách tóm tắt giáo lý nguyên thuỷ thuộc Pàli tạng, theo một hệ thống đặc biệt dưới những đề mục Bảy thanh tịnh và Ba vô lậu học (tức Giới, Định, Tuệ). 
Bản Thanh Tịnh Ðạo được sư cô Trí Hải dịch từ bản The Path of purification, bản dịch Anh ngữ của Thượng toạ Nànamoli,
Là bộ sách kết tập tinh hoa trí tuệ từ kinh tạng Kikàya, Thanh tịnh đạo có thể xem là bộ sách rất quý trong kho tàng văn học thế giới, không thể thiếu trong nguồn tài liệu Phật học bằng tiếng Việt, và là hành trang chủ yếu của những ai thực hành giải thoát ở đời.

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2019

Các tài liệu hướng dẫn tu tập theo trường phái Ngài Pa Auk

Trang Blog này chuyên về thông tin, trao đổi kinh nghiệm về việc học và tu tập theo trường phái Ngài Pa Auk nên bài này giới thiệu các tài liệu liên quan mà Bloger biết (nếu ai có tài liệu khác xin bổ xung thêm cho đầy đủ)