Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

Tam sao thất bổn? ?

Hồi trước tôi có tham dự một buổi đầu đà tại một chùa Nam Tông vùng bà rịa vũng tàu năm 2009? có một vị sư Truyền thống bắc Tông tham gia và được mời nói pháp, vị ấy giảng về Tứ diệu đế có giảng câu : “ngũ ấm xí thạnh khổ” trong câu nó về khổ đế.. Kinh Nam tông có câu “tóm lại năm thủ uẫn là khổ”
Tôi có góp ý với Thầy ấy về điều này, là theo tôi là câu đó nên tìm hiều không thôi nói sai ý kinh. Nay chợt nói về kinh Chuyễn Pháp luân trong Tương Ưng bộ kinh với một vị thiện tín nên nhắc lại coi ý kiến góp ý củ của mình về điều này trên diễn đàn cho người khác xem có góp ý lại biết đâu tôi sai, coi như lâu lâu đóng góp một chút trong diễn đàn.
Khi ta xét bài kinh Chuyễn pháp luân Phạn ngữ sanskrit, bản dịch của ngài An Thế Cao, An Thế Cao (năm 148) An Thế Cao đến Lạc Dương, từ đó về sau, thời gian 20 năm ông làm công tác dịch kinh sách, tổng cộng phiên dịch được hơn 30 bộ kinh điển Hán văn- theo Phật sử Trung Hoa. Bản kinh chuyển Pháp Luân Phạn dịch qua hán tạng là câu “Yếu tòng ngũ uẫn thọ thịnh vi khổ” – 要從五陰受盛為苦– từ ngũ uẩn vì tiếng tàu cổ thay vì ngũ ấm đời sau, nghĩa là “Tóm lại do 5 uẫn thọ nhiều là khổ”. thọ nghĩa là chịu nhận, nhận có nghĩa thụ động, còn thịnh là tính từ mạnh mẻ, đầy đủ, sôi nổi, v.v.. tức tóm lại còn nhận chịu nhiều 5 uẫn là khổ, và như vậy là sanh ra, làm ra khổ – vi khổ. ( xin mở ngoặc ở đây theo thiển ý của tôi chợt nghĩ động từ thọ và chấp, khi các vị sư gốc Ấn bắc truyền dịch sang tiếng Trung Hoa cổ, khi học với người tàu thì biết đâu người thông dịch chọn chử thọ cho nghĩa từ sanskrit về chấp thủ, người thông dịch Tàu hiểu theo ý mình – hưởng thọ nhiều khổ nhiều- thay vì hiểu theo ý chấp giử nhiều nên dùng chử thọ thịnh thay vì chấp thủ??? ) . Trở lại thì “thọ thịnh vi khổ” rồi từ ý nghĩa này lại chuyển sang khi nói khổ đế trong kinh Đại Bát niết bàn, đời Ðông Tấn (317-420), là bát khổ thì dịch là “ngũ uẫn thạnh khổ” nghĩa là “5 uẫn mạnh là khổ” không có chử thọ, bản Việt dịch cố HT Trí Tịnh thì dịch là “ngũ ấm thạnh khổ”, rồi từ chử này sau này thuyết giảng thêm tính từ xí 熾 (hừng hực) thành “ngũ ấm xí thạnh khổ” . Nói “Xí thạnh” là rối loạn lên không theo trật tự , cho nên nhiều người giảng nói 5 thành phần này phải cân bằng, nếu chúng rối loạn không theo một trật tự thì làm con người đau khổ , đó là ngũ ấm xí thạnh khổ, cụ thể như tư tưởng rối loạn quá mức thành bệnh tâm thần thì khổ , thất tình buồn quá ( hành ấm rối loạn ) thì cũng khổ. Thân xác cứ bệnh hoài chữa không hết thì cũng khổ. Trong khi ở Khổ đế kinh Pali Đức Phật tổng kết, nói “ Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ”, theo thiền ý của tôi thì Đức Phật nói tóm lại khi có chấp 5 uẫn, sắc thọ tưỡng hành và thức cho chúng là mình là của mình là chính tự ngả thì là khổ, là còn có khổ. Còn qua bên Tàu, do tam sao thất bổn, như ta thấy cuối cùng lại có khác, ở chính các bản kinh Trung Hoa, có lẽ là do tư tưởng đạo lão của Trung Hoa là Tinh Khí Thần phải đồng bộ nâng đở nhau, không có mất cân bằng. Rồi từ đó khi dịch sang tiếng tàu, người tàu hiều theo cách của họ, họ hiểu lầm, người Việt chúng ta lại theo vết đổ.
Bài viết của Sư Trực Thắng trên trang PALI chuyên đề

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét