(Thiền sư Agganna)- Ban dịch thuật
Ngày xửa ngày xưa, có một đoàn lữ khách nọ đang băng qua một khu rừng rậm trong màn đêm dày đặc. Khu rừng toàn những cây đại thụ mọc san sát nhau khiến cho cảnh vật thật tối tăm, mịt mờ. Thình lình, họ thấy được một tia sáng chiếu rọi từ sau lưng tới. Rồi một giọng nói vang lên, ra lệnh cho bọn họ: “Này! Hãy dừng lại!” Những người bộ hành do dự rồi dừng bước theo mệnh lệnh từ giọng nói đó.
– Hãy nhặt càng nhiều sỏi càng tốt! – giọng nói đó lại thúc giục bọn họ.
“Quả là khó xử, tại sao chúng ta phải lượm, nhặt những viên sỏi không một chút giá trị này” – Dù phân vân nhưng rồi cũng vì sợ thứ ánh sáng và giọng nói lạ lùng kia, họ phải miễn cưỡng nhặt lấy những viên sỏi và để chúng vào trong túi của mình.
Ngay sau đó, ánh sáng biến mất và đoàn bộ hành lại tiếp tục hành trình của mình. Một lúc sau, họ lấy những viên sỏi ra khỏi túi và đặt lên trên lòng bàn tay. Thật bất ngờ! Những viên sỏi này giờ đây đã biến thành những viên kim cương đáng giá. Họ hối tiếc vì đã nhặt một ít sỏi, rồi tự than trách rằng: “Nếu biết đó là những viên kim cương đáng giá, hẳn chúng ta đã nhặt nhiều hơn rồi!” Tiếc nuối, hối tiếc nhưng họ vẫn phải tiếp tục cuộc hành trình.
Bây giờ, chúng ta hãy nhìn nhận câu chuyện này từ điểm nhìn của Đạo Phật để rút ra những bài học từ đó. Điều đầu tiên, ta có thể liên hệ bối cảnh của câu chuyện với thế giới loài người này. Tất cả phàm nhân, trên thực tế, trải qua hết kiếp sống này đến kiếp sống khác trong vòng sanh tử luân hồi dường như vô tận.
Hành trình luân hồi được ví như khu rừng sâu, đen đặc và mọi chúng sanh tựa hồ những lữ khách trong câu chuyện vừa rồi, đang trên chặng trường chinh xuyên qua luân hồi.
Màn đêm trong khu rừng cũng như màn vô Minh (avijja); và hiểu được vô Minh là gì là điều quan trọng đối với chúng ta. Vô Minh – avijja là một thuật ngữ Pali, có nghĩa là “không biết sự thật”, “không biết những điều nên được biết” mà lại “biết những điều không nên được biết” hay “biết một cách sai lầm”. Avijja thường được dịch ra là “vô Minh” Nhưng thực chất đó là sự “si mê” – moha, tương ưng với các trạng thái tâm bất thiện và bất lợi (Akusala citta – Bất thiện tâm.
Màn đêm trong khu rừng cũng như màn vô Minh (avijja); và hiểu được vô Minh là gì là điều quan trọng đối với chúng ta. Vô Minh – avijja là một thuật ngữ Pali, có nghĩa là “không biết sự thật”, “không biết những điều nên được biết” mà lại “biết những điều không nên được biết” hay “biết một cách sai lầm”. Avijja thường được dịch ra là “vô Minh” Nhưng thực chất đó là sự “si mê” – moha, tương ưng với các trạng thái tâm bất thiện và bất lợi (Akusala citta – Bất thiện tâm.
Trong tiếng Anh chữ ignorance được định nghĩa là dốt nát, si mê, thiếu kiế thức hoặc thông tin).
Bởi “không biết những điều nên được biết” nên ta gọi là “không có tri kiến về Tứ Thánh Đế; về quá khứ, hiện tại, vị lai, về Danh và Sắc (Nama & Rupa), về Ngũ uẩn, Thập nhị xứ (Ayatana) và Thập bát giới (Dhatu) cùng Định lý Tùy thuộc phát sinh duyên khởi (Paticcasamuppada)”. Chỉ biết những điều này một cách hời hợt trên bề mặt văn tự, chữ nghĩa không thôi thì cũng chưa đủ. Ta phải có trí tuệ thể nhập và liễu ngộ về chúng.
Bởi “không biết những điều nên được biết” nên ta gọi là “không có tri kiến về Tứ Thánh Đế; về quá khứ, hiện tại, vị lai, về Danh và Sắc (Nama & Rupa), về Ngũ uẩn, Thập nhị xứ (Ayatana) và Thập bát giới (Dhatu) cùng Định lý Tùy thuộc phát sinh duyên khởi (Paticcasamuppada)”. Chỉ biết những điều này một cách hời hợt trên bề mặt văn tự, chữ nghĩa không thôi thì cũng chưa đủ. Ta phải có trí tuệ thể nhập và liễu ngộ về chúng.
Những hạng phàm nhân trên thế gian này chẳng thể nào có được thứ kiến thức thậm thâm như vậy, bởi thế cho nên họ không thể phân biệt được thế nào là thiện nghiệp và thế nào là bất thiện nghiệp. Họ bị vô Minh (avijja) và si ám (moha) dẫn lối và để cho suy nghĩ và hành động của mình bị điều khiển bởi chính sự vô Minh này cũng giống như con rối di chuyển do sợi dây điều khiển vậy! Cũng vì nguyên do này mà Vô Minh được ví như màn đêm dày đặc.
Trong luân hồi, tử sanh, có một thời kỳ không có Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác xuất hiện, do vậy, Giáo Pháp của Ngài cũng không tồn tại trên thế gian. Thời kỳ như vậy gọi là thời kỳ ngoài Phật Pháp (Buddhasasana). Trong suốt thời gian như vậy, mọi hữu tình chúng sanh phải đi con đường của mình từ kiếp sống này qua kiếp sống khác không một ai giúp đỡ cho đến khi Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện để soi sáng cho chúng ta.
Giờ đây, chúng ta là những người đang được sống trong Phật Pháp và có đức tin vào Đạo Phật, cũng như những khách bộ hành bắt gặp được thứ ánh sáng chiếu diệu và giọng nói lạ lùng trên bước đường kinh qua chốn thâm sơn, tối tăm, mịt mờ. Nếu ta so sánh thời kỳ có Phật Pháp và thời kỳ vắng bóng Phật Pháp trên thế gian thì cũng chỉ ngắn ngủi như ánh đèn pin lóe qua mà thôi.
Từ khi Đức Phật Gô-ta-ma xuất hiện trên thế gian này hơn 2500 năm về trước, chính Ngài cùng môn đồ đệ tử (Tăng đoàn) đã khuyến dụ, thúc giục chúng ta thực hành bố thí, giữ gìn giới hạnh; và vượt lên tất thảy, là tu tập thiền chỉ và thiền quán. Thực tế, những điều này cũng như những kim cương, mã não, hồng ngọc; càng thực hành bao nhiêu, phần thưởng cho ta càng trở nên vi diệu, thù thắng bấy nhiêu, tương tự như những viên sỏi biến thành những món kim cương quý giá trong câu chuyện ở trên vậy!
Tuy vậy, như những khách bộ hành vốn không thấy được giá trị của những viên sỏi và không màng nhặt lấy nhiều, cũng vậy, ngày nay, chẳng mấy ai chịu thực hành theo lời Đức Phật dạy một cách nghiêm túc cả. Thay vào đó, họ cứ mãi tầm cầu dục lạc công đức với suy nghĩ rằng hưởng thụ dục lạc là thứ đáng giá và thực tế hơn việc thực hành những điều phước thiện.
Tựa hồ những lữ khách kia chỉ nhận ra những điều mình đã nhặt lấy theo mệnh lệnh của giọng nói lạ lùng đó, thực sự là những viên đá quý; chúng ta cũng sẽ nhận ra ân đức quý cao của Tam Bảo – Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo chỉ khi nào ta đối mặt với những nỗi khó khăn, những sự thống khổ. Bởi thế, ta nên cẩn trọng để không quên đi niềm kính tín tri ân đối với ba ngôi Tam Bảo cho đến lúc quá muộn. Nếu chỉ khi nào nằm trên giường trong nỗi niệm vô vọng chực chờ cái chết, quý vị mới nhớ đến Phật, đến Pháp, đến Tăng thì quý vị sẽ phải hối tiếc!
Vậy nên hãy để tôi sách tấn quý vị nỗ lực tinh cần hòng biết và hiểu về giá trị, ân đức của ba ngôi Tam Bảo, hòng thực hành theo những lời dạy của Đức Phật dưới sự hướng dẫn của một vị thầy tốt, một vị Minh sư, hòng trở nên hào sảng, giữ gìn giới hạnh và thực hành thiền chỉ, thiền quán khi quý vị còn có cơ hội quý báu như vàng bạc – còn được ở trong Phật Pháp.
Nếu vẫn chưa chứng đạt được tầng Đạo, Qủa đầu tiên và Níp-bàn (sotappatimaggaphala – Tu đà hoàn Đạo, Qủa) trong khi còn sống, quý vị chắc chắn phải tiếp tục vòng tái sinh luân hồi vô tận này. Khi lên kế hoạch cho một cuộc hành trình, ta cần mang theo bên mình những thứ thiết yếu và vật phòng thân. Cùng thế ấy, cho hành trình băng qua luân hồi, chúng ta phải thâu lượm và mang theo bên mình hạt giống Minh và hạt giống Hạnh, vốn cũng rất cần thiết. Những hạt giống này là phương tiện giúp ta vượt thoát nỗi khổ luân hồi (samsara dukkha); cũng nhờ chúng mà ta có thể chứng đắc Đạo, Qủa, Níp-bàn.
Ở điểm này, tôi sẽ giải thích thêm về ý nghĩa của hạt giống Minh và hạt giống Hạnh. Sự tu tập hạnh hào sảng, giới đức và thiền chính là hạt giống hạnh (giới hạnh). Vijja (minh) trái nghĩa với avijja (vô minh) và minh chính là tri kiến, trí tuệ minh sát. Đây phải là trí tuệ minh sát có thể thể nhập, thấu triệt danh pháp và sắc pháp, 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới, Định lý Tùy thuộc phát sinh duyên khởi và Bốn chân lý cao thượng.
Minh cũng như mắt, có thể giúp ta thấy mọi sự vật; còn Hạnh cũng giống chân tay, nhờ chân tay mà ta có thể di chuyển được.
Minh cũng như mắt, có thể giúp ta thấy mọi sự vật; còn Hạnh cũng giống chân tay, nhờ chân tay mà ta có thể di chuyển được.
Hãy để tôi kể cho quý vị về bốn hạng người trên thế gian này:
Đầu tiên, có những người có Hạnh mà không có Minh. Họ có được giới hạnh nhờ dâng cúng vật thực, giữ gìn giới đức hoặc thực hành thiền chỉ (bố thí, trì giới, thiền định). Một số người thực hành một trong ba điều trên, một số khác thực hành hai điều, cũng có những người thực hành trọn đủ cả ba là bố thí, trì giới, thiền định.Tuy thế, họ lại thiếu Minh. Những ai như vậy là những người mù dù có đủ tay chân và các bộ phận khác nhưng lại không có mắt để thấy.
Lý do khiến tôi so sánh như vậy là vì những người như vậy có thể có được một cảnh giới tái sanh tốt nhờ giới hạnh của mình nhưng lại bỏ phí mục đích, cứu cánh thực tế là phải giải thoát khỏi nỗi thống khổ trong vòng tử sinh, chứng ngộ Níp-bàn. Vì thiếu Minh, họ không thể thấy con đường giải thoát và rồi cứ mãi tiếp tục những kiếp sống khác nhau như một người mù chệnh choạng bước đi mà không chắc chắn về phương hướng chính xác vậy!
Một số ví dụ về những người như vậy là Đại Đức Laludaye, Đại Đức Upananda, vị Tỳ khưu Chanbaggiya, vua Kosala (Kiều Tác La), vua Suppabuddha (Thiện Giác), Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) hay vua Ajatasattu (A Xà Thế) trong thời kỳ của Đức Chánh Biến Tri. Bởi họ có được những phước báu do giới hạnh tích lũy trước đó, như là bố thí vật thực hay giữ gìn giới đức, họ có cơ hội được thân cận với Đức Phật, nhưng bởi vì thiếu hạt giống Minh, những lời giáo huấn của Đức Phật dù họ có nghe thường xuyên trong suốt cuộc đời mình cũng như nước chảy đầu vịt mà thôi!
Hạng người thứ hai dẫu có hạt giống Minh nhưng lại thiếu hạt giống Hạnh. Họ có sự Minh, chẳng hạn như trí tuệ Minh sát đối với các phẩm chất của danh và sắc cũng như đối với các nhóm cấu thành nên sự tồn tại (các uẩn); nhưng lại thiếu đi hạt giống Hạnh nhờ bố thí, giữ gìn các thường giới (nicca sila – ám chỉ ngũ giới). Họ cũng như những người khuyết tật mà lại có cặp mắt tốt vậy.
Nếu những người như vậy có cơ hội gặp và nghe Giáo Pháp của Đức Phật hoặc các đệ tử của Ngài, họ có thể chứng ngộ bởi họ vốn sở hữu hạt giống Minh. Nhưng cũng vì họ thiếu đi hạt giống Hạnh, sẽ cực kỳ khó khăn cho họ để được gặp Đức Phật và môn đệ của Ngài trong thời vị lai.
Vì sao cơ hội được gặp Phật đối với họ lại khó khăn đến thế? Chính vì con người ta thường ít khi bố thí trong đời, lại thường không hộ trì thân, không kiềm thúc khẩu và không thanh lọc ý, khiến cho giới hạnh không viên mãn, và mang xu hướng bị tái sanh trog bốn đường dữ (apaya) khi thân hoại mạng chung.
Vì sao cơ hội được gặp Phật đối với họ lại khó khăn đến thế? Chính vì con người ta thường ít khi bố thí trong đời, lại thường không hộ trì thân, không kiềm thúc khẩu và không thanh lọc ý, khiến cho giới hạnh không viên mãn, và mang xu hướng bị tái sanh trog bốn đường dữ (apaya) khi thân hoại mạng chung.
Nếu gặp may, họ sẽ được tái sinh trong nhàn cảnh. Nhưng vì thiếu giới hạnh, họ có thể thiếu thốn tài sản và thường phải đối mặt với những điều khó khăn, những bước gian truân, khổ ải trong các phương tiện nuôi sống thân mạng của mình. Bởi thiếu đi giới hạnh, là thường giới hoặc bố-tát giới (nicca sila và uposattha sila, đối với cư sĩ tại gia là ngũ giới và bát quan trai giới), họ thường phải gặp những cuộc tranh tụng, tranh cãi, sân hần và thù hằn trong việc tiếp xúc với những người khác, đó là chưa kể đến những bệnh tật, khổ sở triền miên về thân. Họ, đồng thời, sẽ phải đối mặt với những trải nghiệm đau đớn trong mọi công việc, thâu lượm chỉ toàn những xu hướng bất khả ý, dẫn đến sự tước đoạt thời gian sống trong nhàn cảnh và điều này cũng sẽ là nhân khiến cho họ tái sanh vào bốn khổ cảnh. Cũng với cách này mà cơ hội được gặp Phật đối với những ai thiếu giới hạnh quả thực rất ít.
Con cá vàng Kapila, Đại đức Putihgattatissa, Đại đức Jambuka, người mắc bệnh cùi có tên Suppabuddha (Thiện giác) đều được đề cập đến trong Kinh Pháp cú. Dù họ sở hữu hạt giống Minh trong thời kỳ Đức Phật quá khứ – Đức Phật Kassapa (Ka Diếp), nhưng vì thiếu hạt giống Hạnh, họ lại bị sinh vào khổ cảnh. Chỉ trong thời kỳ của Đức Phật Gô-ta-ma, được gặp Phật, họ mới chứng đạt những quả vị cao thượng dưới những điều kiện cực kỳ khó khăn.
Hạng người thứ ba sở hữu cả hai hạt giống Minh và Hạnh. Họ cũng như những người bình thường với đủ tứ chi khỏe mạnh và một cặp mắt tốt. Họ có thể đạt được sự giải thoát khỏi thế gian khổ ải trong kiếp sống tiếp theo với việc chứng gộ Đạo, Qủa và Níp-bàn. Những người như vậy được đề cập đến rất nhiều trong các câu chuyện Phật Pháp.
Hạng người thứ tư là những người thiếu cả Minh lẫn Hạnh. Họ như những người khuyết tất cả mắt lẫn tay chân, là những người không đáng gọi là con người!
Do đó, chúng ta – những người còn lang thang, phiêu bạt trong luân hồi tử sanh phải nỗ lực tích lũy, vun bồi đầy đủ hạt giống Minh và hạt giống Hạnh trong thời kỳ có Phật giáo bằng việc thực hành bố thí, trì giời và thiền chỉ. Đồng thời, ít nhất cũng nên tôn kính, kỉnh mộ hạt giống Minh, cố gắng tu tập trí tuệ Minh sát trong Bốn Điều Đại Căn Bản (catudhatuvarathana khammathana) và do vậy, đảm bảo được gặp Phật giáo trong ngày vị lai và một khi đã gặp được, sẽ chứng ngộ giải thoát khỏi khổ ải trần gian.
Hãy để tôi giải thích thêm tại sao Minh và Hạnh lại được ví như những hạt giống ở đây. Khi gười ông dân muốn trồng một cây ăn trái, có những hạt giống tốt là điều tiên quyết. Sau khi đã thâu lượm những hạt giống khỏe mạnh rồi, anh ta phải gieo chúng ở nơi có ánh nắng và nước tưới thích hợp. Chỉ khi đó, những hạt giống này mới có thể sinh trưởng và trở thành những thân cây mạnh khỏe được. Rồi sau đó, người nông dân sẽ có được lá, hoa và trái ngọt như điều anh ta mong muốn.
Cũng tương tự như vậy, một người sở hữu cả hạt giống Minh và hạt giống Hạnh có thể chứng ngộ Đạo và quả ngọt từ lời dạy của Đức Phật, cũng như Níp-bàn nếu anh ta có thể tìm được một vị thầy như Đức Phật, hoặc các vị đệ tử của Ngài hoặc những tín đồ rành rẽ, kinh nghiệm trong Phật Giáo.
Đó là lý do tại sao chúng ta là những người cực kỳ may mắn, đã sinh ra làm người trong cuộc đời này; hơn thế nữa, chúng ta đều là những Phật tử và có đức tin mạnh mẽ đối với Phật Giáo. Bởi thế cho nên, chúng ta phải đại tinh tấn, đại nỗ lực để thành tựu viên mãn, cụ túc cả Minh lẫn Hạnh. Tôi xin thành tâm khuyến khích quý vị nỗ lực thực hành như vậy.
Nguyện cầu tất cả quý vị chứng đạt cả Minh lẫn Hạnh và giải thoát khỏi mọi nỗi thống khổ luân hồi bằng việc chứng đắc và thấu rõ Níp-bàn cho chính bản thân quý vị.
KHÓA THIỀN TỨ NIỆM XỨ PA-AUK ĐÀ LẠT 2014
Nguồn: Internet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét