Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Người Phật tử phải nắm vững điều gì trước nhất

Trái tim của giáo lý Đức Phật nằm ở chỗ Tứ Diệu Đế (Cattrari Ariyasaccani) mà Người đã trình bày trong bài thuyết pháp đầu tiên[1] cho những người bạn tu khổ hạnh trước kia (5 anh em Kiều Trần Như) tại Isapantana (tức xứ Sarnath ngày nay) gần Banares (Ba-la-nại).
Trong bài thuyết pháp này, như chúng tacũng thấy trong Kinh nguyên thủy này, thì Tứ Diệu Đế (Bốn Chân Lý Cao Diệu) được thuyết giảng một cách ngắn gọn. Nhưng ở rất nhiều chỗ khác trong các kinh tạng nguyên thủy, thì Tứ Diệu Đếđược giảng giải đi, giảng giải lại rất nhiều lần bằng nhiều cách khác nhau và với nhiều chi tiết giảng giải khác nhau.
Nếu chúng ta nghiên cứu Tứ Diệu Đế cộng với tham khảo tất cả những lần giảng giải khác nhau đó của Đức Phật, chúng ta sẽ hiểu khá tốt và chính xác về những lời dạy cốt lõi, cơ bản của Đức Phật theo đúng như Kinh nguyên thủy.
Tứ Diệu Đế là:
1) Dukkha[2] – Khổ (Chân lý về khổ – Dukkha)
2) Sự phát sinh khổ (Chân lý về khổ ngonF gốc khổ – Samudaya).
3) Sự chấm dứt khổ (Chân lý về sự diệt khổ – Nirodha)
4) Đạo (Chân lý về Con đường dẫn đến Sự diệt khổ – Magga).
Nguồn: sách Những điều Phật đã dạy của TS Walpola Rahula do Lê Kim Kha dịch. Địa chỉ: https://thuvienhoasen.org/a13930/nhung-dieu-duc-phat-da-day
Sự quan trọng của Tứ diệu đế trong tu tập của người Phật tử được Ngài Pa Auk nêu ngay mở đầu trong Bài Giảng Về Niệm Hơi Thở Của Ngài tại Khóa Thiền Florida Tháng 4/2006
Cuộc sống chúng ta đầy đau khổ. Để thoát khổ, ta cần phải cố gắng thực hành để đạt đến Niết Bàn. Muốn đạt đến NB, trước hết quý vị nên cố gắng hiểu Bốn Sự Thật Tối Thượng, hay còn gọi là Tứ Diệu Đế. Tại sao? Nếu quý vị muốn đạt đến NB, cần phải tận trừ tất cả các lậu hoặc, bao gồm dính mắc tái sanh nào. Nếu còn dính mắc vào đời sống mới, quý vị không thể thoát khỏi vòng sanh tử. Nếu quý vị muốn thoát khỏi tái sanh, luân hồi, nên nổ lực để tận diệt tất cả mọi phiền não, bao gồm cả việc dính mắc vào đời sống mới. Tất cả những gì quý vị nên tận diệt là những phiền não.
Có bài kinh “ÀSAVAKKHAYA SUTTA”, “Đoạn Trừ Lậu Hoặc” trong Tương Ưng Sự Thật, Saccasamyutta. Nghĩa là gì ?
“ Này chư Tỳ-khưu, Ta nói rằng sự đoạn trừ các lậu hoặc là cho người biết và thấy, không phải cho người không biết và không thấy. Cho người biết GÌ và thấy GÌ khiến các lậu hoặc được đoạn trừ?
Cho những ai biết và thấy đây là sự thật tối thượng về Khổ (Dukkhasacca); Những ai biết và thấy đây là sự thật về nguyên nhân của khổ (Samudayasacca); những ai biết và thấy đây là sự thật tối thượng về sự chấm dứt khổ (Nirodhasacca); Những ai biết và thấy đây là sự thật tối thượng về con đường đưa đến diệt khổ (Maggasacca). Chỉ những ai như thị biết vậy và thấy vậy, các lậu hoặc mới được đoạn trừ.
Vì vậy, cần phải nổ lực để biết rõ, thấy rõ đây là Sự thật tối thượng về Khổ; cần phải nổ lực để biết rõ, thấy rõ đây là Sự thật tối thượng về nguồn gốc của Khổ (Khổ tập); cần phải nổ lực để thấy rõ, biết rõ đây là Sự thật tối thượng về Khổ diệt; cần phải nổ lực để biết rõ, thấy rõ đây là Sư thật tối thượng về Con đường đưa đến Khổ Diệt.”
Kinh Đoạn Trừ Các Lậu Hoặc – Tương Ưng Sự Thật.
Theo Bài kinh này, nếu quý vị muốn đoạn trừ các lậu hoặc, bao gồm sự dính mắc tái sinh ở bất kỳ cảnh giới nào, đời sống mới nào, quý vị cần cố gắng giác tri Tứ Diệu Đế, tức Bốn Sự thật tối thượng.
Nếu quý vị muốn giác tri Tứ Diệu Đế, Bốn Sự thật tối thượng, quý vị nên cố gắng hành như thế nào?
Có một Bài kinh khác tên là “Samàdhi Sutta”-“Chánh Định” trong Tương Ưng Bộ Kinh.
“Này chư Tỳ-khưu, hãy phát triển định. Một vị Tỳ-kheo có định, như thị giác tri các Pháp. Gì là Pháp vị ấy như thị giác tri?
Vị ấy như thị giác tri đây là Khổ đế (sự thật tối thượng về Khổ)- Dukkha Sacca. Như thị giác tri đây là Khổ Tập (sự thật tối thượng về nguồn gốc của Khổ)- Samudaya Sacca. Như thị giác tri đây là Khổ diệt (sự thật tối thượng về sự chấm dứt Khổ)- Nirodha Sacca. Như thị giác tri đây là Đạo đế (sự thật tối thượng về Con đường đưa đến chấm dứt Khổ)- Magga Sacca.
Vì vậy, này chư Tỳ-kheo, hãy phát triển định. Một vị tỳ-kheo có định, sẽ như thị giác tri các Pháp.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét